Kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng béo phì của trường Năm học: 2021-2022

Lượt xem:

Đọc bài viết

PHÒNG GD&ĐT TRÀ BỒNG
TRƯỜNG MẦM NON 28/8     KH:     /KH-MN   Số:   37   /KH-MN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc                        Trà Phong, ngày  12 tháng 10 năm 2021

KẾ HOẠCH PHỤC HỒI VÀ PHÒNG CHỐNG

SUY DINH DƯỠNG, BÉO PHÌ

NĂM HỌC: 2021-2022

 

Căn cứ nghị quyết hội nghị năm học 2021-2022 của Trường mầm non 28/8 Tây Trà;

Căn cứ kết quả cân, đo theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ đầu năm học 2021-2022 của Trường mầm non 28/8 Tây Trà;

Để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì của trẻ, Trường Mầm non 28/8 Tây Trà xây dựng kế hoạch phục hồi và phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì năm học 2021-2022 như sau:

  1. MỤC TIÊU:

– Đảm bảo trẻ phát triển bình thường về chiều cao và cân nặng.

– Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm tại trường.

– Tăng tỉ lệ trẻ phát triển bình thường, giảm tỉ lệ trẻ SDD và béo phì.

– Giáo viên nắm vững kiến thức chăm sóc nuôi dạy trẻ và đảm bảo an toàn tuyệt đối với trẻ, chú ý đến các cháu SDD, béo phì để có kế hoạch nuôi dưỡng cho trẻ được tốt.

– Động viên trẻ ăn hết xuất, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

– Vận động tuyên truyền với phụ huynh về công tác nuôi dạy trẻ theo khoa học.

– Vận động phụ huynh trang bị đồ dùng cá nhân ở nhà cho trẻ.

– 100% trẻ được chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh phòng bệnh đầy đủ không xảy ra các dịch bệnh.

– 100% học sinh trong trường mầm non được khám sức khoẻ định kỳ 2 lần /năm. Sau khám sức khoẻ: Thông báo kết quả cho cha mẹ học sinh.

– Phối hợp giữa y tế – Gia đình và nhà trường xử lý tốt các trường hợp mắc bệnh và các trường hợp sức khoẻ đặc biệt cần được chăm sóc.

II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ:

* Tổng số học sinh: 137 cháu 

+ Trong đó trẻ nhà trẻ: 31 trẻ

+ Trẻ mẫu giáo 106 trẻ

+ Trẻ 5 tuổi: 38 trẻ

* Cân đo định kỳ đầu năm:

– Nhà trẻ:

+ Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 3 trẻ, tỷ lệ 9,6%

+ SDD thể thấp còi: 13 trẻ, tỷ lệ 42%

+ Trẻ còi cọc: 1 trẻ, tỷ lệ 3%

+ Trẻ thừa cân béo phì: 2 trẻ, tỷ lệ 6,4%

– Mẫu giáo:

+ Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 7 trẻ, tỷ lệ 6,6%

+ SDD thể thấp còi: 43 trẻ, tỷ lệ 40,5%

+ Trẻ thừa cân béo phì: 12 trẻ, tỷ lệ 11%

III. YÊU CẦU:

– Giáo viên các nhóm lớp căn cứ vào kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch phục hồi trẻ suy dinh dưỡng, béo phì tại nhóm, lớp mình đang phụ trách:

+ Đối với nhà trẻ giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống còn 1 trẻ, tỷ lệ  3,2%, trẻ SDDTTC còn 7 trẻ, tỷ lệ 22,5%

+ Đối với trẻ mẫu giáo giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống còn 3 trẻ, tỷ lệ  2,8%, trẻ SDDTTC còn 28 trẻ, tỷ lệ 26,4%

– Đưa ra các chỉ tiêu và các biện pháp cụ thể cho từng nhóm đối tượng.

– Phối hợp với cha mẹ trẻ, trung tâm y tế và các hội đoàn thể khác để thực hiện kế hoạch, đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra.

IV. CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP:

  1. Chỉ tiêu:

– Tổng số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đầu năm là 10 trẻ, tỷ lệ 7,2%, phấn đấu đến cuối năm giảm xuống còn 4 trẻ, tỷ lệ 3%.

– Tổng sô trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi đầu năm là 56, tỷ lệ 40,8%, phấn đấu đến cuối năm giảm xuống còn 35 trẻ, tỷ lệ 25,5%.

– Tổng số trẻ suy dinh dưỡng thể còi cọc là 1 trẻ, phấn đấu đến cuối năm không còn trẻ suy dinh dưỡng thể còi cọc.

– Tổng số trẻ béo phì đầu năm là 14 trẻ tỷ lệ 10%, phấn đến cuối năm giảm còn 7 trẻ, tỷ lệ 5%.

– 100% trẻ suy dinh dưỡng, béo phì được ăn đúng khẩu phần dinh dưỡng theo đúng quy định.

– 100% trẻ được theo dõi kiểm tra sức khỏe và theo dõi chiều cao cân nặng theo quy định. Phát hiện các trường hợp suy dinh dưỡng, béo phì để tác động kịp thời.

– 95% trẻ có nề nếp, thói quen tốt trong ăn uống.

– 100% trẻ có đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân theo quy định.

2. Biện pháp

* Đối với trẻ suy dinh dưỡng:

– Đối với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân:

+ Theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng theo từng tháng.

+ Ưu tiên các thức ăn có chứa nhiều chất đạm: thịt, trứng, sữa…

+ Phối hợp với gia đình cho trẻ ăn đủ bữa, phù hợp theo độ tuổi, nên chia thành nhiều bữa ăn để cung cấp đủ năng lượng, chú ý bổ sung dầu mỡ trong các bữa ăn.

+ Nhà trường luôn phối hợp với phụ huynh tăng khẩu phần ăn, đảm bảo chế độ ăn cho những trẻ suy dinh dưỡng để giảm số trẻ bị suy dinh dưỡng thấp nhất có thể.

+ Thay đổi thức ăn thường xuyên để kích thích trẻ ăn ngon miệng

– Đối với trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi:

+ Ăn nhiều rau xanh và các loại quả chín để giúp trẻ phát triển chiều cao, tăng cân.

+ Phối hợp và khuyến khích phụ huynh cho trẻ uống các loại sữa tăng trưởng chiều cao, tăng cân.

+ Ăn uống phải hợp lý về thời gian không nên cho trẻ tự do ăn uống.

+ Khuyến khích trẻ vận động phù hợp với lứa tuổi, tắm nắng đúng cách và không thức khuya, ngủ đủ, ngủ sâu giấc là rất cần thiết để trẻ có sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng tốt, và cải thiện chiều cao.

*  Đối với trẻ thừa cân:

+ Nên hạn chế các loại bánh kẹo, đường, mật, sữa đặc có đường, sữa béo nhưng có thể uống sữa gầy (sữa bột tách bơ).

+ Tuyên truyền cho phụ huynh khi chế biến thức ăn nên làm các món hấp, luộc, hạn chế món quay, xào, rán.

+ Ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt. Và cần có chế độ ăn điều độ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, không để trẻ quá đói, ăn nhiều vào buổi sáng, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.

+ Tăng cường cho trẻ vận động, tập thể dục thể thao phù hợp với độ tuổi, khuyến khích trẻ vận động trong các giờ chơi hoạt động ngoài trời.

* Đối với trẻ béo phì:

+ Tăng cường ăn rau củ quả để bổ sung chất xơ, vitamin cho trẻ. Ăn nhiều rau, trẻ sẽ giảm được thức ăn giàu bột và chất béo.

+ Đảm bảo chế độ ăn của trẻ không có quá nhiều chất tinh bột, chất béo như cơm, thịt mỡ, thịt lợn, các món xào rán nhiều mỡ. Bổ sung các chất đạm như tôm, cá để giúp cho sự phát triển của trẻ như tạo cơ bắp, khả năng miễn dịch.

+  Đồng thời, phải tránh cho trẻ ăn đồ ngọt, các loại đồ ăn nhiều đường.

+ Tăng cường cho trẻ vận động, tập thể dục thể thao phù hợp với độ tuổi, khuyến khích trẻ vận động trong các giờ chơi hoạt động ngoài trời.

Trên đây là kế hoạch phục hồi và phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì cho trẻ của Trường Mầm non 28/8 Tây Trà./.

* Nơi nhận: – HT; – Lưu CM; – GV. Người xây dựng          


Nguyễn Thị Kim Trinh

                                         DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

                                                      Lê Thị Sen