Số ký hiệu Ngày ban hành Loại văn bản Trích yếu
34 05/10/2021 Kế hoạch, PHÒNG GD&ĐT TRÀ BỒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN 28/8 TÂY TRÀ Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Số 34 / KH - MN Trà Phong, ngày 05 tháng 10 năm 2021 KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2021 - 2022 Căn cứ Thông tư số 52/2020/TT-GDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non; Thực hiện Quyết định số 1227/QĐ-UBND ngày 28/8/2021 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ngãi; Quyết định số 1422/QĐ-UBND ngày 19/6/2020 của UBND huyện về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2020-2025; Căn cứ Kế hoạch số 441/ KH-GDĐT ngày 29/9/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trà Bồng về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác năm học 2021-2022 của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Trà Bồng; Căn cứ Công văn số 499/GDĐT ngày 31/8/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trà Bồng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non; Căn cứ Kế hoạch số 21/KH-MN ngày 28/09/2021 của Trường Mầm non 28/8 Tây Trà về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2021 – 2022; Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo chuyên môn, kế hoạch BDTX của Phòng GD&ĐT Trà Bồng, của nhà trường. Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công của Hiệu trưởng Trường Mầm non 28/8 Tây Trà; Căn cứ vào nhu cầu, đề xuất của giáo viên, kết quả công tác bồi dưỡng chuyên môn trong năm học 2020-2021. Bộ phận chuyên môn Trường Mầm non 28/8 Tây Trà xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, năm học 2021-2022 như sau: I/ Đặc điểm tình hình 1/ Thuận lợi: - Bộ phận chuyên môn của trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và hiệu trưởng nhà trường. - Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được trang bị đầy đủ phong phú thuận lợi cho việc thực hiện chương trình. - Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, đa số được đào tạo chính quy, đạt trình độ đào đạt chuẩn và trên chuẩn. Đa số giáo viên nắm vững Chương trình GDMN, có kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục, tận tụy và tâm huyết trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. - Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Hiệu trưởng nhà trường trong việc chỉ đạo chuyên môn. - Số lượng giáo viên ổn định. an tâm công tác, đảm bảo tỷ lệ 2 giáo viên/ lớp, - Một số hụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em ở địa phương góp phần tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. 2/ Khó khăn: - Năng lực chyên môn của giáo viên trong trường chưa đồng điều. - Một số ít giáo viên mới tuy được đào tạo chính quy, có năng lực chuyên môn, nhưng thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Hiện nay giáo dục đang thực hiện theo định hướng đổi mới, dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đồng thời thực hiện lồng ghép tích hợp nhiều nội dung trong một hoạt động thế nhưng vẫn có nhiều giáo viên chưa nắm bắt rõ và chưa có định hướng thực hiện nên cần được bồi dưỡng. - Nhiều Gv chưa có định hướng rõ ràng trong việc lập kế hoạch, còn làm việc theo chủ quan, cảm tính, không có sự logic. - GV tổ chức các hoạt động giáo dục chưa có sự cuốn hút, sôi nổi, chưa mạnh dạn thay đổi các hình thức tổ chức nên còn thụ động, đa số còn giống nhau bị lặp đi lặp lại theo 1 quy trình cứng nhắc. - Chưa mạnh dạn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm, rèn các kỹ năng cho trẻ. - Kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo còn hạn chế. II. Nội dung và biện pháp thực hiện 1. Bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch giáo dục a. Chỉ tiêu: - 100% giáo viên nắm bắt được chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT, biết được các loại kế hoạch cần có của giáo viên, có kỹ năng và nắm bắt được quy trình lập các loại kế hoạch. - Các kế hoạch phải có tính chính xác theo chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với nhu cầu, khả năng và hứng thú của trẻ. - Các loại kế hoạch phải rõ ràng cụ thể và có tính logic theo năm, tháng, tuần, ngày. b. Biện pháp: - Triển khai các loại hồ sơ sổ sách giáo viên theo quy định tại diều lệ trường mầm non đến toàn thể Gv trong trường, để nắm bắt và thực hiện đảm bảo. - Bộ phận quản lý chuyên môn phối hợp cùng tổ trưởng chuyên môn và một số Gv cốt cán xây dựng chương trình nhà trường cụ thể rõ ràng và đồng thời hướng dẫn Gv phụ trách từng độ tuổi xây dựng kế hoạch giáo dục năm học cho phù hợp với điều kiện cũng như nhu cầu khả năng của trẻ mà vẫn đảm bảo đúng theo chương trình giáo dục mầm non. - Từ KH năm học hướng dẫn Gv lựa chọn các nội dung phù hợp để thực hiện tại các chủ đề, giúp giáo viên xác định được các nội dung đó đưa vào các hoạt động nào cho phù hợp. - Từ KH chủ đề Gv cụ thể các đề tài đưa vào KH tuần, đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động hàng ngày linh hoạt, có tích hợp nội dung các chuyên đề đang thực hiện, giúp trẻ hoạt động tích cực theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Sau mỗi ngày và mỗi chủ đề, căn cứ vào kết quả đánh giá cuối ngày hoặc đánh giá cuối chủ đề, chỉ đạo Gv chủ động điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm phát huy những mặc tốt và khắc phục hoặc thực hiện bổ sung những việc còn tồn đọng, chưa phù hợp, giúp trẻ hoàn thành các mục tiêu theo kết quả mong đợi. 2. Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục a. Các chỉ tiêu: - 100% giáo viên tổ chức đúng, đầy đủ nội dung các hoạt động giáo dục trẻ hàng ngày. - 100% giáo viên nắm bắt được cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm và theo hướng lồng ghép tích hợp các chuyên đề. - GV mạnh dạn tự tin trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục. - Gv có khả năng bao quát lớp học và xử lý tốt các tình huống xãy ra trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục - Tổ chức các hoạt động có tính sôi nỗi thu hút được sự tham gia tối đa của trẻ. - Bố trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi linh hoạt, phù hợp với trẻ và nội dung của từng hoạt động, tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, có tính mới mẽ, sáng tạo không rập khuôn, máy móc. b. Biện pháp: - Dự giờ, tổ chức các hoạt động thao giảng, các tiết dạy tốt để tất cả Gv điều có cơ hội lĩnh hội và học hỏi cách thức tổ chức cũng như phong thái lên lớp. - Triển khai hướng dẫn để Gv nắm bắt được quy trình tổ chức các hoạt động giáo dục. - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, sinh hoạt chuyên đề nhằm trò chuyện trao đổi kinh nghiệm, đề xuất những khó khăn vướn mắc của từng cá nhân để cùng nhau tháo gỡ và thực hiện. - Sưu tầm các tiết dạy hay từ các trang mạng chia sẽ cho Gv để học hỏi. - Gv phải nắm chắc tình hình học sinh của lớp thì mới có thể tổ chức được các hoạt động phù hợp và thu hút sự tham gia của trẻ. - Trước khi tổ chức bất kỳ một hoạt động nào cũng cần có sự chuẩn bị hết sức chu đáo nhất là đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phương tiện hổ trợ và kế hoạch tổ chức phải rõ ràng cụ thể thì mới có thể tổ chức tốt hoạt động đó. - Tổ chức các cuộc thi như: GVDG, Làm ĐDĐC, Các bài tập về xử lý tình huống… - Tạo điều kiện, cơ hội cho các cá nhân Gv có điều kiện thể hiện bản thân trước đám đông để rèn sự mạnh dạn, tự tin và nói năng lưu loát. 3. Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch chuyên đề và một số kế hoạch khác a. Chỉ tiêu - 100% Gv các nhóm lớp xây dựng kế hoạch các chuyên đề đang thực hiện trong năm học 2021 – 2022. - 4/4 nhóm lớp có kế hoạch phòng chống trẻ suy dinh dưỡng, béo phì. - 100% các nhóm lớp xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch tháng phù hợp với điều kiện thực tế của từng nhóm lớp. b. Biện pháp: - Bộ phận chuyên môn xây dựng các loại kế hoạch chi tiết, rõ ràng để các nhóm lớp căn cứ và xây dựng cho lớp của mình. - Tổ chức hướng dẫn cho giáo viên cách xây dựng một kế hoạch hoàn thiện. - Kiểm tra và chỉnh sửa để hoàn thiện kế hoạch cho từng nhóm lớp. 4. Bồi dưỡng khả năng quản lý lớp học và xử lý các tai nạn thương tích thường gặp trong trường MN a. Chỉ tiêu - 100% Gv có khả năng bao quát và quản lý trẻ, đảm bảo trẻ luôn an toàn về thể chất và tinh thần. - 100% Gv có khả năng xử lý tình huống và các tai nạn thường gặp trong trường mầm non. b. Biện pháp - Thường xuyên kiểm tra sỉ số trẻ trong lớp mình quản lý - Thường xuyên kiểm tra các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị điện nước, đồ dùng đồ chơi để kịp thời phát hiện những vật dụng hư hỏng có thể gây nguy hiểm cho trẻ. - Thường xuyên vệ sinh sàng nhà, nhà vệ sinh luôn khô ráo tránh trong trợt - Tổ chức tập huấn kỹ năng xử lý các tai nạn thường gặp trong trường mầm non như: Bỏng, hóc, sặc, ngã, côn trùng cắn…. - Nếu có các tai nạn xãy ra Gv phải bình tỉnh xử ký đồng thời kịp thời báo cáo với quản lý nhà trường để cùng phối hợp xử lý. 5. Bồi dưỡng các nội dung khác theo hướng dẫn của cấp trên theo từng thời điểm. a. Chỉ tiêu - Tổ chức đầy đủ các lớp tập huấn theo chỉ đạo của cấp trên - 100% giáo viên được tiếp thu nội dung các lớp tập huấn. b. Biện pháp - Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do cấp trên triển khai. - Nắm bắt kỹ các nội dung được tập huấn nhằm triển khai lại đầy đủ cho đội ngũ tại đơn vị III. hình thức bồi dưỡng chuyên môn - Thông qua việc dự giờ, kiểm tra chuyên môn, chuyên đề - Thông qua kiểm tra hồ sơ sổ sách - Thông qua các cuộc họp chuyên môn - Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn - Thông qua việc tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn do các cấp tổ chức - Thông qua tự học, tự bồi dưỡng. Trao đổi kinh nghiệm. IV. KẾ HOẠCH CỤ THỂ HÀNG THÁNG Thời gian Nội dung Người thực hiện Ghi chú Tháng 8/2021 - Tham gia học bồi dưỡng chính trị - Tham gia tập huấn xây dựng kế hoạch giáo dục và triển khai tập huấn đại trà cho đội ngũ tại đơn vị - Tham gia tập huấn môi trường học tập giàu ngôn ngữ - Tham gia tập huấn BDTX nội dung 1 và tổ chức tập huấn cho toàn bộ đội ngũ tại đơn vị. - Hướng dẫn Gv xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng - PGD - BGH - GV Tháng 9/2021 - Tổ chức tập huấn môi trường học tập giàu ngôn ngữ cho đội ngũ tại đơn vị. - Tham gia tập huấn chương trình “Tôi yêu Việt Nam” và triển khai tập huấn tại đơn vị. - Hướng dẫn giáo viên quay các video phối hợp với phụ huynh trong thời gian giãn cách phòng chống dịch bệnh covid-19 - BGH - GV Tháng 10/2021 - Hướng dẫn hồ sơ sổ sách cho giáo viên và tổ chuyên môn. - Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch các chuyên đề, KH phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì và kế hoạch năm học. - PHTCM - TT Tháng 11/2021 - Tham gia sinh hoạt chuyên môn cùng với tổ chuyên môn - Kiểm tra chuyên môn, chuyên đề - Dự giờ, kiểm tra hồ sơ sổ sách. - Tham quan mô hình “học thông qua chơi” - Tham gia tập huấn BDTX nội dung 2 (nếu có) - PHT - Tổ trưởng - GV Tháng 12/2021 - Sinh hoạt chuyên môn định kỳ - Kiểm tra chuyên môn, chuyên đề - Hướng dẫn tổ CM hoàn thành các hồ sơ tổ - PHT - Tổ trưởng - GV Tháng 1-2/ 2022 - Sinh hoạt chuyên môn - Tổ chức hội thi làm ĐDĐC tự tạo - Kiểm tra chuyên môn, chuyên đề - Dự giờ kiểm tra HSSS theo kế hoạch - Tham gia sinh hoạt chuyên môn cấp huyện tại Trường Mầm non Trà Phong về nội dung tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. - Tổ chức hội thi “ Giáo dục an toàn giao thông” cấp trường và tập luyện, đầu tư để chuẩn bị tham gia thi cấp huyện - PHT - Tổ trưởng - GV Tháng 3/ 2022 - Sinh hoạt chuyên môn - Dự giờ theo kế hoạch - Kiểm tra chuyên môn, chuyên đề - Tham gia hội thi “Giáo dục an toàn giao thông” cấp Huyện. - Tham gia sinh hoạt chuyên môn tổ mạng lưới chuyên môn cấp tỉnh tại Trường Mầm non 28/8 ( Nếu có) - PHT - Tổ trưởng - GV Tháng 4/ 2022 - Dự giờ, kiểm tra HSSS - Họp chuyên môn, lồng ghép giải đáp các vướn mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ - Tham gia hội thi “Giáo dục an toàn giao thông” cấp tỉnh (nếu có) - Hướng dẫn viết SKKN - Hướng dẫn giáo viên thực hiện công tác đánh giá trẻ - PHT - Tổ trưởng - GV Tháng 5/ 2022 - Họp đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. - Kiểm tra chuyên môn - Hướng dẫn giáo viên thực hiện công tác đánh giá chuẩn. Đánh giá CBCCVC. - PHT - Tổ trưởng - GV DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG Người xây dựng Lê Thị Sen Nguyễn Thị Kim Trinh
27 01/10/2021 Kế hoạch, PHÒNG GD&ĐT TRÀ BỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON 28/8 TÂY TRÀ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 27 /KH-MN Trà Phong, ngày 01 tháng 10 năm 2021 KẾ HOẠCH KIỂM TRA CHUYÊN MÔN, CHUYÊN ĐỀ NĂM HỌC 2021-2022 Căn cứ vào kế hoạch số 24/KH-MN ngày 28/09/2021 của Trường Mầm non 28/8 Tây Trà về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2021-2022; Căn cứ kế hoạch số 25/KH- MN, ngày 30 tháng 09 năm 2021 của trường mầm non 28/8 Tây Trà về việc kiểm tra nội bộ trường học năm học 2021 -2022; Căn cứ vào thực tế đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường và kết quả kiểm tra năm học 2020-2021; Bộ phận chuyên môn Trường Mầm non 28/8 Tây Trà xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên môn, chuyên đề trường học năm học 2021-2022 như sau: I. Đặc điểm tình hình: 1 Thuận lợi: - Bộ phận chuyên môn của trường được sự chỉ đạo trực tiếp của bộ phận chuyên môn mầm non của Phòng Giáo dục và đào tạo Trà Bồng và Hiệu trưởng Trường Mầm non 28/8 Tây Trà. - Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo cao, đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ - Giáo viên ổn định, nhiệt tình đoàn kết, an tâm công tác, sức khoẻ tốt. - Đồ dùng đồ chơi được trang bị đầy đủ. Phòng học đầy đủ, thoáng mát. - Nhà trường đã triển khai đầy đủ các nội dung về chuyên môn, chuyên đề. Giáo viên nắm bắt và thực hiện đầy đủ các nội dung chuyên môn, chuyên đề trong năm học. 2. Khó khăn: - Một số giáo viên kinh nghiệm trong chuyên môn còn nhiều hạn chế. chưa lồng ghép tích hợp được nhiều nội dung trong 1 hoạt động. - Công tác làm đồ dùng đồ chơi tự tạo chưa được chú trọng, chưa có sự đầu tư nên dẫn đến chưa khai thác hiệu quả việc sử dụng các nguyên vật liệu phế thải và nguyên vật liệu sẵng có để làm đồ chơi. - Một số giáo viên chưa linh hoạt trong quá trình xây dựng kế hoạch, còn nhiều lúng túng, nhất là việc lồng ghép các chuyên đề vào các hoạt động giáo dục. - Phụ huynh chưa nhận thức rõ trách nhiệm để phối hợp cùng nhà trường trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. II. Mục đích yêu cầu: 1. Kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên: - Nhằm đánh giá toàn diện các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của giáo viên từ việc lập kế hoạch giáo dục, tổ chức thực hiện đến đánh giá kết quả thực hiện. Nhằm tìm ra những giải pháp, biện pháp để đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh giáo viên kịp thời góp phần nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên, nhân viên; - Thông qua việc kiểm tra, đánh giá nhà trường nắm bắt được năng lực của giáo viên, nhân viên từ đó bồi dưỡng, thúc đẩy, giúp đỡ giáo viên, nhân viên từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; 2. Kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề: - Các chuyên đề đang thực hiện: + Chuyên đề “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm’. + Chuyên đề “phòng chống bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non + Đề án tăng cường tiếng việt cho trẻ em người DTTS + Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” + Công tác lồng ghép “trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích”. “học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh”, “Giáo dục kỹ năng sống”, “An toàn giao thông, sử dụng năng lượng tiết kiệm, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”… - Nâng cao chất lượng CSGD trẻ; - Giúp giáo viên nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời để đánh giá giáo viên hàng tháng, hàng năm một cách chính xác, công bằng theo quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non. 3. Kiểm tra đột xuất. - Ban kiểm tra nội bộ trường học sẽ kiểm tra đột xuất không báo trước các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, trong nhà trường. - Giúp giáo viên, nhân viên ý thức, nghiêm túc trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại trường. III. Đối tượng: - Giáo viên, nhân viên trường mầm non 28/8 Tây Trà; - Học sinh trường trường mầm non 28/8 Tây Trà; IV. Nội dung: - Kiểm tra chuyên đề 04 GV - Kiểm tra chuyên môn 8 GV - Kiểm tra đột xuất: Tùy vào từng thời điểm V . Nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm: 1. Đối với giáo viên: - Kiểm tra việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày. - Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, kế họach, bài soạn của giáo viên, nhóm lớp. - Kiểm tra đánh giá các hoạt động của giáo viên. - Kiểm tra việc thực hiện trang trí lớp, làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chủ đề - Kiểm tra công tác vệ sinh môi trường. - Kiểm tra công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ. - Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động, thực hiện các chuyên đề. 2. Đối với trẻ - Kiểm tra kết quả trên trẻ. - Kiểm tra nề nếp trẻ KẾ HOẠCH KIỂM TRA CỤ THỂ: Thời gian Nội dung kiểm tra Lực lượng tham gia kiểm tra Đối tượng kiểm tra Điều chỉnh bổ sung Tháng 9/2021 KT công tác vệ sinh đầu năm - BGH - Tổ CM - 4 nhóm, lớp KT trang trí, xây dựng môi trường bên trong và ngoài lớp - BGH Tất cả GV Tháng 10/2021 KT sỉ số học sinh - BGH - 4 nhóm, lớp Kiểm tra HSSS - BGH - Tổ trưởng - GV, TTCM Tháng 11/2021 Kiểm tra chuyên môn - BGH + TTCM Cô Thúy KT đột xuất hồ sơ, tổ chức hoạt động giáo dục - BGH - GV 4 nhóm lớp Kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề: Dự giờ 1 hoạt động học và kiểm tra hồ sơ - BGH + tổ trưởng CM Cô Hằng Tháng 12/2021 KT chuyên môn giáo viên - BGH - TTCM - Cô Nam KT việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất - BGH - Tổ trưởng - 4 nhóm lớp Kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề: Dự giờ 1 hoạt động học và kiểm tra môi trường lớp học - BGH - tổ trưởng CM - Cô Lượm Tháng 1/2022 KT chuyên môn 1 giáo viên - BGH - tổ trưởng CM - Cô Yến KT công tác vệ sinh an toàn thực phẩm - BGH - cấp dưỡng Tháng 2/2022 Kiểm tra chuyên môn - BGH - tổ trưởng CM Cô Thảo KT trường học an toàn - BGH - 4 nhóm, lớp Tháng 3/2022 Kiểm tra chuyên môn - BGH - tổ trưởng CM - Cô Dịp - Cô Hằng Kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề : Dự giờ 1 hoạt động học và kiểm tra môi trường, việc xây dựng kế hoạch. - BGH - tổ trưởng CM - Cô Yến Tháng 4/2022 Kiểm tra chuyên môn - BGH + Tổ trưởng - Cô Lượm Kiểm tra việc đánh giá trẻ - BGH - Tất cả GV Kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề : Dự giờ 1 hoạt động học và kiểm tra môi trường lớp học. - BGH + Tổ trưởng Cô Nam Tháng 5/2022 - Kiểm tra vệ sinh nhà bếp - BGH Cấp dưỡng - Kiểm tra chuyên môn - BGH + Tổ trưởng Cô Nhi Trên đây là kế hoạch kiểm tra chuyên môn, chuyên đề năm học 2021 – 2022 của bộ phận chuyên môn Trường Mầm non 28/8 Tây Trà. Phê duyệt của Người xây dựng HIỆU TRƯỞNG Lê Thị sen Nguyễn Thị Kim Trinh
26 30/09/2021 PHÒNG GD&ĐT TRÀ BỒNG TRƯỜNG MN 28/8 TÂY TRÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 26 / KH- MN Trà Phong, ngày 30 tháng 09 năm 2021 KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2021-2022 Căn cứ Thông tư số 52/2020/TT-GDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non; Thực hiện Quyết định số 1227/QĐ-UBND ngày 28/8/2021 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ngãi; Quyết định số 1422/QĐ-UBND ngày 19/6/2020 của UBND huyện về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2020-2025; Căn cứ Kế hoạch số 441/ KH-GDĐT ngày 29/9/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trà Bồng về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác năm học 2021-2022 của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Trà Bồng; Căn cứ Công văn số 499/GDĐT ngày 31/8/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trà Bồng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non; Căn cứ Kế hoạch số 21/KH-MN ngày 28/09/2021 của Trường Mầm non 28/8 Tây Trà về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2021 – 2022; Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công của Hiệu trưởng Trường Mầm non 28/8 Tây Trà; Trên cơ sở kết quả thực hiện công tác chỉ đạo chuyên môn năm học 2020-2021, đồng thời dựa vào tình hình thực tiễn của đơn vị Trường Mầm non 28/8 tây Trà, bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn năm học 2021-2022 cụ thể như sau: A/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG: 1/ Thuận lợi: - Bộ phận chuyên môn của trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và hiệu trưởng nhà trường. - Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được trang bị đầy đủ phong phú thuận lợi cho việc thực hiện chương trình. - Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, đa số được đào tạo chính quy, đạt trình độ đào đạt chuẩn và trên chuẩn. Đa số giáo viên nắm vững Chương trình GDMN, có kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục, tận tụy và tâm huyết trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. - Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Hiệu trưởng nhà trường trong việc chỉ đạo chuyên môn. - Số lượng giáo viên ổn định. an tâm công tác, đảm bảo tỷ lệ 2 giáo viên/ lớp, - Một số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em ở địa phương góp phần tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. 2/ Khó khăn: - CBQL và đội ngũ giáo viên của đơn vị được điều động, luân chuyển chủ yếu là giáo viên cốt cán, lâu năm có nhiều kinh nghiệm nên ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà trường. - Một số ít giáo viên mới tuy được đào tạo chính quy, có năng lực chuyên môn, nhưng thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục để trẻ được trải nghiệm, thực hành theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm nên hiệu quả chưa cao. - Vẫn còn nhiều phụ huynh chưa quan tâm, chưa coi trọng đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ, còn phó mặt cho nhà trường nên rất khó khăn trong công tác phối hợp. - Trẻ đại đa số là trẻ DTTS nên trẻ còn rụt rè, nhút nhát, khả năng giao tiếp chưa tốt nên cũng gây khó khăn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. - Cơ sở vật chất của nhà trường tuy được đầu tư đảm bảo nhưng quá trình xây dựng lâu năm nên đã xuống cấp. - Hiện tại nhà trường còn 01 giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn được quy định tại Luật giáo dục năm 2019. B/ NỘI DUNG KẾ HOẠCH: I/ Nhiệm vụ chung Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ giáo viên trong trường; Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình GDMN theo Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25/07/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tiếp tục đổi mới hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; Tăng cường các giải pháp đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025”; Đề án“Tăng cường tiếng việt cho trẻ mầm non DTTS giai đoạn 2021 - 2025”, Chuyên đề “Phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non”; Triển khai thực hiện chương trình “Tôi yêu Việt Nam”. quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật học hòa nhập; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên góp phần đáp ứng được công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; Chủ động trong công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học đảm bảo công tác phòng chống dịch bênh covid-19 Chủ đề thực hiện trong năm học 2021-2022 là “ Xây dựng trường mầm non Xanh- an toàn - thân thiện”. II/ Những chỉ tiêu và giải pháp cụ thể: 1. Công tác chính trị tư tưởng: 1.1. Chỉ tiêu: - 100% CB, GV, NV nhà trường thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà Nước. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn luôn giữ vững lập trường tư tưởng kiên định vào đưỡng lối lãnh đạo của Đảng, an tâm công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường chấp hành nghiêm túc Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức , phong cách Hồ Chí Minh. - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, Thực hiện tốt cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và các chuyên đề năm 2021. - 100% CB,GV,NV đăng ký học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2021. - 100% CB, GV, NV thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử trong trường học. - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường không vi phạm đạo đức nhà giáo. 1.2. Biện pháp: - Triển khai các Nghị quyết, các văn bản tại các cuộc họp hội đồng, chuyên môn, tổ khối và các cuộc họp định kỳ của Chi bộ, đơn vị cho toàn thể cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên được biết. - Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngay từ đầu năm học. - Tuyên truyền, vận động CB-GV-NV tham gia học tập và tự học để bồi dưỡng chính trị hè do các cấp tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về chính trị cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường. - Nâng cao nhận thức về đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có lối sống lành mạnh, mẫu mực, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí; Tổ chức cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên viết cam kết học tập và làm theo gắn với nhiệm vụ được giao. Thường xuyên tổ chức cho CB, GV, NV kể chuyện về Bác trong các cuộc họp Hội đồng, sinh hoạt chuyên đề nhân các ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm để nâng cao nhận thức cho CB, GV, NV trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. - Tăng cường công tác xây dựng nề nếp, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm trong đơn vị, phấn đấu mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, nâng cao đạo đức nhà giáo trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. - Tổ chức đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp GVMN, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo; - Nêu gương khen thưởng kịp thời những cá nhân và tập thể nỗ lực, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt hiệu quả. - Xây dựng đội ngũ CB, GV, NV có tác phong, lề lối làm việc gương mẫu, văn minh, chuẩn mực của một nhà giáo, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. - Xây dựng quy chế, nội quy cơ quan, tổ chức cho CB, GV, NV thực hiện tốt nội quy, quy chế của ngành và nhà trường đề ra. - Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, mối quan hệ ứng xử thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường và với trẻ. 2/ Quy mô trường, lớp và công tác phát triển số lượng: 2.1/ Chỉ tiêu: - Tổng số lớp: 4 lớp, trong đó có 01 nhóm trẻ 25-36 tháng và 03 lớp mẫu giáo (01 lớp mẫu giáo 5 tuổi, 01 lớp mẫu giáo nhỡ, 01 lớp mẫu giáo bé). - Tổng số trẻ 0 đến 5 tuổi trên địa bàn là 405 cháu. Trong đó: Trẻ 0 đến 2 tuổi trên địa bàn là 175 cháu; Trẻ 3 đến 5 tuổi trên địa bàn là 283 cháu; Tổng số trẻ 5 tuổi trên địa bàn là 107 cháu. - Tổng số trẻ ra lớp 137/458 trẻ, đạt tỷ lệ 30% Trẻ nhà trẻ ra lớp 31/124 trẻ, đạt tỉ lệ 25% . Trẻ mẫu giáo ra lớp 106/283 trẻ, đạt tỉ lệ 37% Trẻ 5 tuổi ra lớp 38/107 trẻ, đạt tỉ lệ 35,5%. - Phấn đấu duy trì sỉ số học sinh đến cuối năm học 2020-2021 đạt 100% + Cụ thể số trẻ ở các lớp như sau: Nhà Trẻ: 01 lớp 31 trẻ Lớp 3 tuổi: 01 lớp: 35 trẻ Lớp 4 tuổi: 01 lớp: 33 trẻ Lớp 5 tuổi: 01 lớp: 38 trẻ - Tỉ lệ chuyên cần trẻ đến trường: + Nhà trẻ 90% + Mẫu giáo 92% + Mẫu giáo 5 tuổi 95% 2.2/ Biện pháp: - Thực hiện tốt công tác huy động học sinh ra lớp, phân công cán bộ, giáo viên điều tra, cập nhật số liệu làm cơ sở xây dựng kế hoạch biên chế lớp, học sinh hằng năm sát với tình hình thực tế của địa phương. - Tham mưu thành lập Hội đồng tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh theo đúng quy trình theo quy định. - Phối hợp tốt với Ban Đại diện cha mẹ, phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc, giáo dục, duy trì tốt tỷ lệ chuyên cần và sỉ số học sinh đến cuối năm học. - Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác truyền thông trong việc vận động học sinh ra lớp. - Thực hiên đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với học sinh để duy trì sỉ số trẻ đến trường lớp 3/ Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi: 3.1/ Chỉ tiêu: - Phối hợp với Trường Mầm non Trà Phong giữ chuẩn PCGDMNTNT năm 2021. - Huy động tỷ lệ trẻ ra lớp đạt 303/458 tỷ lệ 66% Trẻ nhà trẻ 23/175 đạt tỷ lệ 13 %; trẻ mẫu giáo 280/283 đạt 98,6 %; Trẻ mẫu giáo 5 tuổi: 107/107 đạt 100% trẻ trên địa bàn xã ra lớp. - Đảm bảo tỷ lệ 2,0 giáo viên/lớp đạt điều kiện theo Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - 100% nhóm, lớp có đủ phòng học và đủ thiết bị tối thiểu theo quy định. -100% trẻ mẫu giáo được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách theo Nghị định 105/2020, Nghị định 81/2021. 3.2/ Biện pháp: - Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGD&ĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GD&ĐT quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cấp giáo dục, xóa mù chữ. - Phối hợp cùng Trường Mầm non Trà Phong đóng trên địa bàn xã Trà Phong thực hiện tốt công tác huy động trẻ ra lớp, tham mưu đảm bảo đủ giáo viên theo định mức được quy định tại Thông tư số 06/2016/TTLT-BGDĐT-BNV, đầu tư xây dựng phòng học theo hướng kiên cố đáp ứng điều kiện phòng học để giữ chuẩn phổ cập GDMNTNT hằng năm. - Phân công đội ngũ, giáo viên, nhân viên có kinh nghiệm trong công tác làm phổ cập, tổ chức điều tra bổ sung số liệu báo cáo về cấp trên theo quy trình, quy định để duy trì xã đạt chuẩn phổ cập GDMNTNT, đồng thời cập nhật số liệu chính xác trên hệ thống trực tuyến góp phần thực hiện đảm bảo công tác phổ cập GDMNTNT. - Tham mưu với Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở xã thực hiện hồ sơ phổ cập và thực hiện đúng quy định hướng dẫn và đề nghị công nhận PCGDMNTNT năm 2021. - Triển khai, thu thập hồ sơ, rà soát các đối tượng được hưởng các chế độ và thực hiện chi trả đảm bảo theo quy định. 4/ Nâng cao chất lượng và hiệu quả về giáo dục trẻ: 4.1/ Chỉ tiêu: - 100% nhóm, lớp và trẻ được học chương trình GDMN được ban hành kèm theo Thông tư số 51/2020/TT/BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Tỉ lệ chuyên chăm trẻ đến trường: + Nhà trẻ 90% + Mẫu giáo 92% + Mẫu giáo 5 tuổi 95% - Phấn đấu đến cuối năm học đạt: + Bé ngoan xuất sắc: 30/137 trẻ, tỉ lệ 22 % + Bé ngoan tiên tiến: 77/137 trẻ, tỉ lệ 56% + Bé chăm: 30/137 trẻ, tỉ lệ 22% - 50% trẻ được làm quen với tin học qua phần mềm Kidsmart. - 100% trẻ được đánh giá hằng ngày, cuối chủ đề và cuối độ tuổi: Phấn đấu cuối năm có: 119/137 trẻ được đánh giá Đạt, tỷ lệ 92%. Chưa đạt: 11/137, tỷ lệ 8%. Trong đó: 5 tuổi : đạt 36, chưa đạt 2 4 tuổi : đạt 30, chưa đạt 3 3 tuổi : đạt 32, chưa đạt 3 2 tuổi : đạt 28, chưa đạt 3 - 100% trẻ 5 tuổi đảm bảo điều kiện và chuẩn bị vào lớp 1 phổ thông. - 100 % trẻ được thực hành kỹ năng sống tại trường. - Thực hiện quan sát trẻ theo dự án VVOB 100% trẻ Mẫu giáo. - 100% các nhóm lớp thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, “Phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non”, “Đề án tăng cường tiếng việt cho trẻ DTTS”, Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” đồng thời lồng ghép tích hợp các các chuyên đề “an toàn phòng chống tai nạn thương tích, chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh, bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng… thông qua các hoạt động hàng ngày. 4.2/ Biện pháp thực hiện: - Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình GDMN theo Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25/07/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, chủ đề, tuần và ngày linh hoạt, phù hợp với khả năng, nhu cầu của trẻ và điều kiện của trường giúp trẻ phát triển tốt các lĩnh vực giáo dục theo chương trình GDMN. - Bồi dưỡng kỹ năng quan sát trẻ, nhận ra các dấu hiệu của sự tham gia, cảm giác thỏa mái để có biện pháp hỗ trợ giúp trẻ hoạt động tích cực phát huy trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. - Tham mưu, đề xuất Hiệu trưởng đầu tư kinh phí, thiết kế môi trường, tạo nhiều góc hoạt động, thực hành tạo cơ hội cho trẻ khám phá, trải nghiệm phát huy tính tích cực cho trẻ, tạo cơ hội và đối xử công bằng với tất cả trẻ trong giáo dục mầm non. - Có kế hoạch tổ chức các hoạt động giao lưu, hội thi về trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ được giao lưu, thể hiện bản thân nâng cao tính tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tại trường mầm non. - Tăng cường kiểm tra việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình GDMN; việc đánh giá trẻ hằng ngày, cuối chủ đề để có biện pháp tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ cho giáo viên đảm bảo đánh giá trẻ chính xác, công bằng và tránh hình thức. - Kiểm tra việc tổ chức cho trẻ làm quen với tin học qua phần mềm Kidsmart, giúp trẻ có kỹ năng sử dụng máy tính, bài tập nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị. - Tiếp tục triển khai thực hiện các chuyên đề chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, “Tăng cường tiếng việt cho trẻ DTTS”, “Phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN”, “Chương trình tôi yêu Việt Nam”, lồng ghép nội dung giáo dục “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, lồng ghép “giới”, lồng ghép giáo dục năng lượng, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông ....vào kế hoạch giáo dục và các hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non một cách linh hoạt và phù hợp. - Tìm hiểu các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non để áp dụng và thực hiện có hiệu quả. - Tham gia các lớp tập huấn do các cấp tổ chức. - Tham gia sinh hoạt cụm chuyên môn, tham quan học tập các trường bạn để bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ trong nhà trường. - Phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc đưa con đến trường nhằm đảm bảo tỷ lệ chuyên cần và khả năng phát tiển của trẻ đáp ứng với chương trình GDMN. 5/ Quản lý chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: 5.1/ Chỉ tiêu: - 100% trẻ được cân đo, chấm BĐTT định kỳ, theo quý. - 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm. - 100% các nhóm lớp có kế hoạch chăm sóc, phục hồi trẻ suy dinh dưỡng, thừa cấn, béo phì. - 100% trẻ được ăn ở bán trú tại trường và học 2 buổi/ngày. - 100% trẻ biết rửa tay bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy, biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Phấn đấu cuối năm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng so với đầu năm và dưới 15% - 100% trẻ được đảm bảo an toàn tính mạng và không có ngộ độc thực phẩm xảy ra trường mầm non. - Nhà trường đạt bếp ăn an toàn và VSATTP. -100% trẻ 5 tuổi được uống sửa theo Đề án sữa học đường. 5.2/ Biện pháp: - Xây dựng thực đơn hàng ngày phù hợp tại địa phương, cân đối đảm bảo chất dinh dưỡng cho trẻ. - Chỉ đạo giáo viên tổ chức cân đo, chấm biểu đồ tăng trưởng cho các cháu một năm 4 lần(vào các tháng: Tháng 9, tháng 12 tháng 3 và tháng 5), tổng hợp số liệu để theo dõi định kỳ và báo cáo cấp trên đúng quy định. - Phối hợp với Trạm Y tế Xã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/năm, đồng thời thông báo với phụ huynh về kết quả khám sức khỏe của trẻ để có biện pháp phổi hợp cùng chăm sóc trẻ tốt hơn. - Thường xuyên dạy trẻ kỹ năng rửa tay dưới vòi nước chảy, lồng ghép vào các hoạt động giáo dục hằng ngày, tạo thói quen và kỹ năng rửa tay cho trẻ trong trường mầm non. - Thực hiện hợp đồng, cam kết các cơ sở cung cấp thực phẩm cho trường nhằm thực hiện tốt chất lượng thực phẩm và đảm bảo tính pháp lý đối với nhà cung cấp thực phẩm. - Thành lập Ban chỉ đạo THAT, PCTNTT, tham mưu địa phương thành lập Ban sức khỏe học sinh nhằm thực hiện tốt công tác y tế trường học và phong trào xây dựng THAT, PCTNTT trong trường mầm non. - Xây dựng kế hoạch phòng chống, phục hồi suy dinh dưỡng, béo phì cho trẻ hằng quý theo quy định, đồng thời phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống suy dinh dưỡng, phòng chống béo phì cho trẻ góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ nhằm nâng cao thể trạng, tầm vóc cho trẻ ngay từ tuổi mầm non. - Thường xuyên rà soát, kiểm tra các tiêu chí theo biểu điểm trường học an toàn, phòng chống tai nạn thường tích, tham mưu đầu tư, sửa chữa đồ dùng đồ chơi nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ. - Tăng cường kiểm tra định kỳ và đột xuất về công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường lớp học, bếp ăn; tổ chức giờ ăn của giáo viên và các quy trình tiếp nhận thực phẩm có chất lượng; quy trình chế biến thức ăn, vệ sinh dụng cụ bếp ăn đảm bảo VSATTP. - Theo dõi và giám sát chặt chẽ việc nhận, cấp và uống sữa theo đề án sữa học đường. 6. Quản lý cơ sở vật chất 6.1/ Chỉ tiêu: - Quy hoạch, đầu tư xây dựng các khu vực về phát triển vận động, các khu vực tổ chức cho trẻ thực hành, trải nghiệm theo chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. - Quản lý nắm bắt csvc, đồ dùng, trang thiết bị tại các nhóm, lớp 100%. - Trồng cây xanh, cây cảnh tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. - Bổ sung đồ dùng ở các khu khám phá, trải nghiệm. 6.2/ Biện pháp: - Tổ chức kiểm kê tài sản tại các nhóm lớp vào đầu năm, giữ năm và cuối năm học. Tham mưu Hiệu trưởng bổ sung các đồ dùng, đồ chơi, CSVC bị hư hỏng tại các nhóm lớp. - Tổ chức cho giáo viên, huy động ngày công của phụ huynh đóng góp các nguyên vật liệu để cũng với nhà trường xây dựng các khu vui chơi, làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, quy hoạch trồng cây xanh, cây cảnh trong sân trường và các khu vực phát triển vận động, khu vục trải nghiệm theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ hoạt động. - Tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề; tổ chức thi giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi để bổ sung thiết bị, đồ chơi cho các lớp đảm bảo để thực hiện chương trình. - Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ về tài sản, tổ chức kiểm kê theo quy định và thực hiện công tác bàn giao tài sản nhóm, lớp giữa các giáo viên vào đầu năm học. 7/ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 7.1/ Chỉ tiêu: - Tổng số CB,GV,NV: 18 người. Trong đó: 3 CBQL; 11 giáo viên đứng lớp (03 giáo viên nhà trẻ. 8 giáo viên mẫu giáo) và 4 nhân viên. - Trình độ chuyên môn: Đại học: 12 người ; Cao Đẳng 2 người; Trung cấp 3 người, Chưa đào tạo 1 (Bảo vệ). - Trình độ ngoại ngữ chứng chỉ B1: 4 người , chứng chỉ B: 11 người - Trình độ tin học chứng chỉ A là 3 người, chứng chỉ B là 12 người - Đảng viên : 9 đồng chí , chính thức 7 đồng chí - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt các văn bản quy định của pháp luật về chuyên môn của từng nhiệm vụ, vị trí, vai trò, chức năng mà ngành và nhà trường đề ra. - 100% CB-GV-NV nhà trường phải xây dựng kế hoạch công tác cho bản thân, kế hoạch năm, tháng, tuần đầy đủ. - 100% CB-GV luôn hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ trường mầm non - 100% CB-GV phải thực hiện đảm bảo các loại hồ sơ sổ sách theo quy định của điều lệ trường mầm non. - 100% CB-GV-NV được hưởng đầy đủ chế độ chính sách theo quy định * Giáo viên: - 100% giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn. - 100% giáo viên tham gia tốt các hoạt động do địa phương, ngành, trường phát động. - 100% cán bộ, cán bộ, giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn. - 100% giáo viên tham gia thi làm đồ dùng, đồ chơi cấp trường: đạt 3 giải B, 8 giải C - 100% Gv tham gia hội thi ATGT cấp trường: đạt 2 giải B, 9 giải C, giáo viên tham gia cấp huyện: 2 đạt - Tham gia đầy đủ và hiệu quả các hội thi của ngành. - Đánh giá chuẩn nghề ngiệp giáo viên mầm non: + Đạt khá 11 giáo viên, tỷ lệ 100%. - Hồ sơ sổ sách: đảm bảo có chất lượng 100% - Chất lượng giờ dạy: đảm bảo có chất lượng 100% - Công tác dự giờ: + Giáo viên dạy cho đồng nghiệp dự ít nhất 6 tiết/ năm/GV. + Giáo viên dự đồng nghiệp 2 tiết/tháng/GV. - Đăng ký tiết dạy tốt 1 tiết/năm/GV. - Thao giảng trường: 4 tiết/năm - Thao giảng cụm chuyên môn: 2 tiết/năm cho nhà trường Nhà trẻ 1 tiết/năm Mẫu giáo 1 tiết/năm. - Đánh giá CBCCVC cuối năm: - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2/11 giáo viên, đạt 18,2.% - Hoàn thành tốt 9/11 giáo viên, đạt 81,8% * CBQL: - Phó hiệu trưởng dự 4 tiết/tháng. - Hiệu trưởng dự 2 tiết/tháng . - Đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng: Khá: 1 tỷ lệ 100% - Đánh giá Chuẩn Phó hiệu trưởng: Khá: 2/2 cô tỷ lệ 100% - Đánh giá cán bộ công chức, viên chức cuối năm: Hoàn thành tốt nhiệm vụ 3/3 người, tỷ lệ 100%. - 100% CBQL thực hiện tiết tiêu chuẩn theo quy định. * Nhân viên: - 100% thực hiện tốt nội quy quy chế của nhà trường. - Hoàn thành hồ sơ theo quy định: 100% - 100% giáo viên tham gia tốt các hoạt động do địa phương, ngành, trường phát động. - Đánh giá CBCCVC Cuối năm đạt: Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 4/4 đạt tỷ lệ 100% 7.2/ Biện pháp: - Tăng cường bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tình thương, trách nhiệm của CBQL và GVMN đối với trẻ. Thực hiện đúng các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích CBQL và GVMN học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo. - Phát huy dân chủ trong nhà trường, thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với CBQL, GVNV trong nhà trường - Tiếp tục quản lý chất lượng GV theo chuẩn nghề nghiệp; Tạo điều kiện cho CBGV tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy và tu dưỡng đạo đức nhà giáo. Khuyến khích GV tự học để tiếp cận sử dụng, bảo quản thiết bị CSVC mới, đúng yêu cầu quy cách sử dụng, nâng cao ý thức giữ gìn CSVC thiết bị đã có và có phương pháp đúng để hướng dẫn trẻ trong sử dụng thiết bị dạy học. - Xây dựng đội ngũ CBGVNV “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đạo đức nhà giáo và Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 15/5/2018 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; thực hiện đúng quy chế làm việc và văn hóa công sở - Xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch BDTX cho CBGV theo công văn của Phòng giáo dục. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo GV thực hiện BDTX của theo đúng kế hoạch và biết vận dụng nội dung BDTX vào thực tiễn có hiệu quả - Đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn: Đa dạng về hình thức (tổ, nhóm, trực tiếp, qua gmail…); phong phú về nội dung theo các chủ đề cụ thể; chú trọng việc xây dựng kế hoạch giáo dục năm học; phát triển chương trình GDMN phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ; tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ, thăm lớp định kỳ, thường xuyên, đột xuất nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ tương ứng với trình độ đã được đào tạo, đồng thời nâng cao chất lượng CSGD trẻ trong nhà trường. - Duy trì và tổ chức các buổi thao giảng cụm để xây dựng chất lượng các giờ dạy từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Thường xuyên tổ chức các giờ thao giảng, tham dự góp ý tư vấn để cùng rút kinh nghiệm để tổ chức các hoạt động giáo dục tốt hơn. - Nắm bắt nhu cầu của giáo viên nhằm bồi dưỡng, hướng dẫn và trao đổi thảo luận về nội dung giáo viên chưa nắm, chưa hiểu để có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời. Bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch, đánh giá kế hoạch sau mỗi chủ đề, phân công giáo viên cốt cán theo dõi, hướng dẫn giáo viên mới thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình, đặc điểm của đối tượng học sinh. Quan tâm đến việc hỗ trợ giáo viên quan sát trẻ và áp dụng các điểm hành động trong sinh hoạt chuyên môn. - Thực hiện có chất lượng hồ sơ sổ sách được quy định taị công văn số 485/GDĐT ngày 13/8/2021 của Phòng GD&ĐT Trà Bồng về việc hướng dẫn thực hiên hồ sơ, sổ sách đối với các trường mầm non từ năm học 2021-2022; - Tạo điều kiện cho giáo viên đi dự giờ học hỏi đồng nghiệp ở một số đơn vị bạn, hoặc ngoài huyện. - Tổ chức đăng ký tiết dạy tốt chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. - Đẩy mạnh UDCNTT vào trong công tác quản lý cũng như giáo viên soạn giáo án vi tính, bài giảng Elening. - Thường xuyên duyệt hồ sơ giáo viên để kịp thời góp ý, hướng dẫn để những hạn chế của giáo viên nâng cao chất lượng soạn giảng, vì việc thiết kế hoạt động là vấn đề mang tính quyết định chất lượng giờ dạy, - Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất giúp cho giáo viên tự giác và có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện chương trình và đúng quy chế chuyên môn. - Chuẩn bị các điều kiện và tổ chức tốt hội thi “ Tự làm đồ dùng, đồ chơi”, “Giáo dục an toàn giao thông” cấp trường, bồi dưỡng tham gia thi cấp huyện đạt hiệu quả. 8/ Thực hiện chuyên đề: 8.1 / Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm: a/ Chỉ tiêu: - 100% các nhóm lớp xây dựng kế hoạch chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - 100% giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. - 100% trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động và được đánh giá theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - 4/4 nhóm, lớp trang trí lớp học và các khu vui chơi ngoài trời đa dạng phong phú theo quan điểm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - 100% giáo viên nghiên cứu tận dụng các nguyên vật liêu sẵn có tại địa phương để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ được trải nghiệm khám phá theo nhiều cách khác nhau. b/ Biện pháp: - Nắm bắt và triển khai các văn bản chỉ đạo của các cấp đến toàn bộ giáo viên; Kế hoạch số 699/KH-SGDĐT ngày 07 tháng 07 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi về kế hoạch chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021 – 2025 (sau đây gọi tắt là chuyên đề); Kế hoạch số 324/KH-GDĐT ngày 09/07/2021 của Phòng giáo dục và Đào tạo Trà Bồng về kế hoạch chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch số …./KH-MN ngày 15/09/2021 của Trường Mầm non 28/8 Tây Trà về kế hoạch chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021 – 2023; - Tham mưu với Hiệu trưởng để đầu tư thêm cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học phục vụ cho chuyên đề. - Chỉ đạo giáo viên phối hợp với phụ huynh trong việc chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết cho trẻ để tổ chức các hoạt động mang lại hiệu quả cao hơn. - Động viên khuyến khích tạo động lực cho giáo viên nhằm giúp họ mạnh dạng kết hợp các phương pháp và thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho phù hợp với chuyên đề. 8.2/ CĐ Phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN a/ Chỉ tiêu: - 100% giáo viên nắm bắt nội dung chuyên đề - 100% giáo viên các lớp thực hiện lồng ghép chuyên đề trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác trong ngày. - 100% Giáo viên không có ý định hoặc không có hành vy bạo hành trẻ - 100% các bậc cha mẹ trẻ được tuyên truyền về nội dung phòng, chống bạo hành trẻ. - Không để xãy ra bất kỳ một trườn hợp nào về bạo hành trẻ tại đơn vị. b/ Biện pháp: - Nắm bắt nội dung chuyên đề và triển khai đến toàn thể các giáo viên trong nhà trường để thực hiện. - Tạo môi trường làm việc thoải mái, vui vẽ, tích cực trong nhà trường. - Làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng nhằm giảm thiểu các tình trạng bạo hành trẻ tại gia đình và ngoài xã hội. - Giáo dục trẻ các kỹ năng và cách ứng xử khi bị bạo hành. - Thực hành bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường một cách nghiêm túc, theo dõi đánh giá kịp thời, nâng cao vai trò trách nhiệm của mỗi giáo viên trong chăm sóc, giáo dục trẻ. 8.3 / Thực hiện đề án tăng cường tiếng việt cho trẻ DTTS a/ Chỉ tiêu: - 100% trẻ e người DTTS tại trường được tăng cường tiếng việt - 100% trẻ em 5 tuổi người DTTS có khả năng nghe nói thông thạo tiếng việt để chuẩn bị vào lớp 1. - 100% các nhóm lớp trang trí môi trường lớp học cũng như môi trường ngoài trời đảm bảo tăng cường tiếng việt cho trẻ. b/ Biện pháp - Nắm bắt và triển khai đến đội ngủ giáo viên: - Đề án tăng cường tiếng việt theo quyết định số 1008/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ. - Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai Kế hoạch Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số - Quyết định số 80/QĐ-UBND, ngày 17/01/2017 của UBND Tỉnh Quảng Ngãi về phê duyệt đề án tăng cường tiếng việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2020 và định hướng 2025. - Quyết định số 2041/QĐ-UBND, ngày 30/06/2021 của UBND Huyện Trà Bồng về phê duyệt kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Huyện Trà Bồng - Thực hiện lồng ghép tăng cường tiếng việt vào trong các hoạt động một cách linh hoạt phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ. - Trang trí môi trường trong và ngoài lớp học phong phú về chữ viết tiếng việt, tận dụng các nguyên vật liệu sẵng có tại địa phương để tổ chức các hoạt động giáo dục - Nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ người DTTS để họ thấy được tầm quan trọng của tiếng việt đối với việc học để từ đó cùng phối hợp với giáo viên dạy tiếng việt cho trẻ. 8.4 / Chương trình tôi yêu Việt Nam a/ Chỉ tiêu: - 100% giáo viên nắm bắt nội dung chương trình “Tôi yêu Việt Nam” do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai. - 100% các nhóm lớp tuyên truyền vận động phụ huynh tham gia giao thông an toàn. - 100% các nhóm, lớp có tuyên truyền, tích hợp nội dung an toàn giao thông trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục. b/ Biện pháp: - Tổ chức tập huấn, trao đổi về nội dung chương trình “Tôi yêu Việt Nam” - Treo các biểu bảng, ba nô. Ap phít - Vẽ tranh tường có nội dung giáo dục an toàn giao thông - Tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh thông qu bảng tuyên truyền, thông qua họp phụ huynh và thông qua trò chuyện trong giờ đón trả trẻ hàng ngày. - Tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông trong quá trình tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ. 8.5. Xây dựng trường học an toàn. Phòng, chống tai nạn thương tích a/ Chỉ tiêu: - 100% các nhóm lớp điều đăng ký lớp học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ - 100% trẻ tại trường được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện - 100% các nhóm, lớp có tủ thuốc, có đầy đủ thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu theo quy định đảm bảo xử lý kịp thời những trường hợp tai nạn không may xảy ra trong trường. - 100% các bộ, giáo viên, nhân viên nghiêm túc thực hiện quy chế, quy định của nhà trường về công tác chăm sóc, quản lý trẻ trong tất cả các hoạt động để đảm bảo an toàn cho trẻ - Được công nhận trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong năm học 2021 – 2022 b/ Biện pháp: - Thành lập Ban chỉ đạo ngay từ đầu năm học và có kế hoạch cụ thể để thực hiện việc xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích. - Triển khai đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong trường mầm non. - Chỉ đạo bồi dưỡng, hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh cách phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn cho trẻ trong và ngoài nhà trường. - Phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội trong việc giáo dục cho trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, tích cực tham gia công tác phòng chống dịch sốt suất huyết, dịch Covid – 19, phòng chống TNTT, xây dựng trường học an toàn, thân thiện. - Kiểm tra, khảo sát nguy cơ gây TNTT trong và ngoài nhà trường như phòng học, các dụng cụ sinh hoạt, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, hệ thống điện quạt, nhà vệ sinh sân chơi…. - Nắm bắt đặc điểm của trẻ và phân tích các guy cơ gây mất an toàn với trẻ để chủ động giám sát, phát hiện và có biện pháp khắc phục các nguy cơ đó. Chủ dộng xây dựng phương án thoát hiểm đảm bảo an toàn cho trẻ và CB, GV, NV khi xãy ra thiên tai, hỏa hoạn; xử lý nhanh chóng kịp thời, đúng quy định khi có TNTT xãy ra. - Trang bị đầy đủ tủ thuốc sơ cứu theo đúng yêu cầu quy định. - Đảm bảo tuyệt đối công tác vệ sinh dinh dưỡng và ATTP tại bếp ăn của nhà trường phòng tránh các nguy cơ ngộ độc. - Thường xuyên tổ chức, tự kiểm tra, đánh giá theo Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/04/2010 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT. 8.6/ Các chuyên đề khác a/ Chỉ tiêu: - 100% giáo viên thực hiện lồng ghép các chuyên đề như “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”, “Trường học thân thiện-học sinh tích cực”, “ Phát triển vận động”, “Tiết kiệm năng lượng”, “Biển đảo”... vào các hoạt động. - 100% Các nhóm lớp lồng ghép các chuyên đề nêu trên vào các loại kế hoạch và lồng ghép phù hợp vào các hoạt động hàng ngày. - Thực hiện trang trí lớp theo các chuyên đề phù hợp. b/ Biện pháp - Thực hiện lồng ghép vào các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt phù hợp theo tình hình cụ thể. - Tìm hiểu kỹ nội dung của từng chuyên đề để thực hiện lồng ghép cho phù hợp. 9/ Công tác kiểm tra chuyên môn, chuyên đề: 9.1/ Chỉ tiêu: - 8 giáo viên được kiểm tra chuyên môn. - 4 giáo viên được kiểm tra chuyên đề về “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; chuyên đề “Phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non”; chuyên đề “Xây dựng THAT, PCTNTT cho trẻ mầm non”. Đề án “Tăng cường tiếng việt cho trẻ DTTS”, Chương trình “Tôi yêu Việt nam”, và các nội dung lồng ghép khác theo từng thời điểm. - 100% cấp dưỡng được kiểm tra chuyên đề VSATTP, quy trình chế biến thức ăn, vệ sinh nhà bếp. 9.2/ Biện pháp: - Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học của trường, bộ phận chuyên môn phụ trách xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên môn, chuyên đề cho đội ngũ giáo viên, nhân viên cấp dưỡng theo kế hoạch đầu năm. - Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất, nhằm đánh giá đúng thực tế quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục, phát hiện những hạn chế, thiếu sót để kịp thời tư vấn giúp đỡ, khắc phục hạn chế, đồng thời khen thưởng giáo viên, nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, góp phần hoàn thành chỉ tiêu đề ra. - Tăng cường công tác, dự giờ kiểm tra hồ sơ sổ sách định kỳ và đột xuất, bồi dưỡng kỹ năng lập hồ sơ giáo viên đảm bảo về số lượng, chất lượng theo quy định. Đặc biệt là kiến thức, năng lực của giáo viên trong việc lập kế hoạch giáo dục năm học, chủ đề, ngày; năng lực soạn giáo án đảm bảo mục tiêu, nội dung theo chương trình GDMN. - Tham mưu thành lập Ban Kiểm tra chuyên môn, chuyên đề là những thành viên có năng lực, đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên để kiểm tra tư vấn, góp ý, hỗ trợ, giúp đỡ cho giáo viên về chuyên môn. 10. Công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non: 10.1/ Chỉ tiêu: - 100% phụ huynh được tuyên truyền về nội dung Chương trình GDMN. - 100% phụ huynh được tuyên truyền THAT, PCTNTT cho trẻ mầm non. - 100% phụ huynh biết đến chương trình “Tôi yêu Việt Nam” và cũng đồng hành với GV trong việc giáo dục trẻ. - 100% phụ huynh có con 5 tuổi được tuyên truyền về hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp trẻ mầm non lên tiểu học. - 100% phụ huynh được tuyên truyền để tham gia hỗ trợ, đóng góp nguyên vật liệu phê thải để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non. - 100% các lớp có bảng tuyên truyền về sức khỏe, nội dung chương trình giáo dục mầm non đến với phụ huynh. 10.2/ Biện pháp: - Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình GDMN; lồng ghép nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong GDMN; tuyên truyền về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ; tuyên truyền về phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì cho trẻ .... định kỳ vào đầu năm, giữa năm học. - Chỉ đạo giáo viên các lớp tuyên truyền các bài hát, bài thơ, câu chuyện, câu đố… trong chương trình tại bảng tuyên truyền , thông báo của nhà trường. - Tổ chức các buổi dự giờ mời Ban đại diện hội cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh, CBQL và giáo viên dạy lớp 1 trường tiểu học tham gia dự giờ, thực hiện giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học. Mời Ban đại diện cha mẹ cùng tham gia vào công tác kiểm tra VSATTP, vệ sinh bếp ăn, tham dự các buổi thao giảng của nhà trường để tuyên truyền về mục tiêu, nội dung chương trình GDMN. - Tăng cường tuyên truyền về Luật ATGT, phòng chống ma tuý và các TNXH cho các bậc phụ huynh để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ.. - Phối hợp với phụ huynh cùng xây dựng kế hoạch, xác định các biện pháp thực hiện phòng, chống suy dinh dưỡng, béo phì và kế hoạch phục hồi suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non tại gia đình và nhà trường. 11. Thực hiện công tác kiểm định chất lượng GDMN: 11.1/ Chỉ tiêu: - Hoàn thiện các tiêu chuẩn điều kiện, bổ sung minh chứng để trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2022-2023. 11.2/ Biện pháp: - Thực hiện rà soát hồ sơ, điều kiện, tiêu chuẩn, đồng thời bổ sung minh chứng để hoàn thiện hồ sơ minh chứng. - Thường xuyên bổ sung thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo cho việc thực hiện chương trình. - Tạo điều kiện cho giáo viên chưa được đào tạo trên chuẩn tham gia học các lớp đào tạo để nâng chuẩn về trình độ đào tạo đáp ứng các điều kiện theo Luật Giáo dục 2019. - Tổ chức tấp huấn, chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương tạo cơ hội cho trẻ khám phá, trải nghiệm và sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị. 12. Các hội thi và công tác thi đua khen thưởng: 12.1/ Chỉ tiêu: - 100% CB, GV, NV đăng ký lao động tiên tiến. - Đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 2 người tỷ lệ 11,7% - Được UBND huyện khen: 12 người, tỷ lệ 29,4 %. - Đạt danh hiệu lao động tiên tiến: 18/18 người, tỷ lệ 100% * Tập thể - Đạt cơ quan văn hóa năm 2021. - Đạt tập thể lao động tiên tiến - Phấn đấu đạt chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 12.2/ Biện pháp thực hiện: - Xây dựng kế hoạch hội thi cụ thể trình hiệu trưởng duyệt. - Đầu tư tham gia đầy đủ các hội thi cấp huyện. - Luyện tập và đầu tư về chuyên môn cũng như đồ dùng để giáo viên và học sinh tham gia đạt hiệu quả cao. - Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất. - Tổ chức hướng dẫn giáo viên làm đề tài sáng kiến phù hợp với nhiệm vụ được phân công. Đầu tư và hướng dẫn kỹ năng làm đề tài sáng kiến có chất lượng. - Thường xuyên tổ chức và phát động các phong trào thi đua trong 4 đợt/ năm theo sự chỉ đạo chung của ngành; của trường, tổ chức đánh giá xếp loại cá nhân theo từng đợt thi đua làm cơ sở, động lực phấn đấu cho từng cá nhân . Trên đây là kế hoạch chuyên môn của Trường Mầm non 28/8 Tây Trà, trên cơ sở kế hoạch này, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch năm học cá nhân phù hợp với nhiệm vụ được phân công và tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch đề ra góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2021-2022./. Nơi nhận: - Hiệu trưởng ( Để b/c) - BGH trường; - TTCM; - GV, NV; - Lưu: CM. Người xây dựng P. HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Kim Trinh KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN Năm học: 2021- 2022 Thời gian NỘI DUNG TRỌNG TÂM ĐIỀU CHỈNH Tháng 9/ 2021 - Xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch các chuyên đề, kế hoạch kiểm tra chuyên môn,chuyên đề - Triển khai kế hoạch công tác năm học. - Xây dựng chương trình nhà trường, kế hoạch giáo dục - Tổ chức kiểm kê và bàn giao tài sản cho các lớp. - Tổng hợp cân đo theo dõi biểu đồ trẻ quý I. - Báo cáo thống kê csdl đầu năm, phối hợp với Trường MN Trà Phong hoàn thành hồ sơ phổ cập. - Tổ chức tập huấn môi trường giàu ngôn ngữ, BDTX, tôi yêu Việt nam - Hướng dẫn làm hồ sơ sổ sách cho GV. - Kiểm tra vệ sinh, trang trí ,lớp. - Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi và xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. - Tham gia tập huấn bồi dưỡng thường xuyên nội dung 2 - Xây dựng kế hoạch BDTX năm học 2021-2022 ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tháng 10/ 2021 - Thực hiện đúng kế hoạch của các bộ phận. - Xây dựng thực đơn tổ chức bán trú cho trẻ tại trường. - Bổ sung đồ dùng bán trú, các đồ dùng tại các lớp. - Thực dạy theo chương trình và lồng ghép các chuyên đề. - Hướng dẫn hội thi năm học 2021-2022 - Kiểm tra sỉ số học sinh - Kiểm tra hồ sơ sổ sách - Kiểm tra các khoản thu đầu năm học 2021-2022 - Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi, trồng rau và xây dựng môi trường theo chuyên đề xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. .... - Xây dựng kế hoạch và liên hệ y tế khám sức khỏe cho trẻ lần 1 - Thực hiện chương trình sữa học đường. - Báo cáo giáo dục mầm non đầu năm, nhập dữ liệu cơ sở dữ liệu ngành. - Tham gia tập huấn chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021- 2025” ( Nếu có) .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tháng 11/ 2021 - Thực hiện đúng kế hoạch chuyên môn đề ra - Xây dựng thực đơn tổ chức bán trú cho trẻ tại trường. - Thực dạy theo chương trình và lồng ghép các chuyên đề. - Kiểm tra dự giờ nhóm lớp theo kế hoạch. - Kiểm tra chuyên môn 1 GV (Thúy) - Kiểm tra chuyên đề 1 GV (Hằng) - Kiểm tra đột xuất hồ sơ, tổ chức hoạt động giáo dục - Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. - Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường theo chuyên đề xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm - Xây dựng môi trường theo chương trình tôi yêu Việt Nam, và môi trường giàu ngôn ngữ .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tháng 12/ 2021 - Thực hiện đúng kế hoạch của các bộ phận. - Xây dựng thực đơn tổ chức bán trú cho trẻ tại trường. - Thực dạy theo chương trình và lồng ghép các chuyên đề - Kiểm tra chuyên môn 1 GV (Nam) - Kiểm tra chuyên đề 1 Gv (Lượm) - Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất - Dự giờ các lớp theo kế hoạch - Tổng hợp cân đo lần 2 quý II - Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo chào mừng ngày QĐNDVN. ................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tháng 1/ 2022 - Kiểm tra chuyên môn 1 giáo viên (Yến) - Kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm - Kiểm tra, dự giờ nhóm lớp theo đúng kế hoạch. - Xây dựng thực đơn tổ chức bán trú cho trẻ tại trường. - Thực dạy theo chương trình và lồng ghép các chuyên đề - Tham gia sinh hoạt chuyên môn cụm - Tổ chức hội thi “ Tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học” cấp trường ............................................................................................................................................................................................................................................. Tháng 2/ 2022 - Thực hiện đúng kế hoạch của các bộ phận . - Xây dựng thực đơn tổ chức bán trú cho trẻ tại trường. - Thực dạy theo chương trình và lồng ghép các chuyên đề - Kiểm tra chuyên môn 1 GV (Thảo) - Kiểm tra trường học an toàn - Kiểm tra dự giờ nhóm lớp theo kế hoạch. - Hoàn thành các báo cáo trong tháng 2 - Tham gia sinh hoạt chuyên môn cấp huyện tại Trường Mầm non Trà Phong về nội dung tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. - Tổ chức hội thi “ Giáo dục an toàn giao thông” cấp trường và tập luyện, đầu tư để chuẩn bị tham gia thi cấp huyện .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tháng 3/ 2022 - Xây dựng thực đơn tổ chức bán trú cho trẻ tại trường. - Thực dạy theo chương trình và lồng ghép các chuyên đề - Kiểm tra, dự giờ nhóm lớp theo kế hoạch - Tổ chức cân đo lần 3 và khám sức khỏe lần 2/ 2022. - Kiểm tra chuyên môn 2 giáo viên (Dịp và Hằng) - Kiểm tra chuyên đề 1 GV (Yến) - Tham gia hội thi “Giáo dục an toàn giao thông” cấp Huyện. - Tham gia sinh hoạt chuyên môn tổ mạng lưới chuyên môn cấp tỉnh tại Trường Mầm non 28/8 ( Nếu có) .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tháng 4/ 2022 - Thực hiện đúng kế hoạch của các bộ phận. - Xây dựng thực đơn tổ chức bán trú cho trẻ tại trường. - Thực dạy theo chương trình và lồng ghép các chuyên đề - Tham gia hội thi “ Giáo dục an toàn giao thông” cấp tỉnh - Kiểm tra dự giờ nhóm lớp. - Kiểm tra chuyên môn 1 giáo viên (Lượm) - Kiểm tra chuyên đề 1 GV (Nam) - Kiểm tra đánh giá trẻ .............................................................................................................................................................................................................................................. Tháng 5/ 2022 - Xây dựng thực đơn tổ chức bán trú cho trẻ tại trường. - Thực dạy theo chương trình và lồng ghép các chuyên đề - Đón đoàn kiểm tra đánh giá chất lượng trẻ 5 tuổi - Đánh giá bồi dưỡng thường xuyên. - Kiểm tra chuyên môn 1 GV (Nhi) - Kiểm tra vệ sinh bếp ăn - Kiểm tra CSVC - Cân đo quý IV, tổng hợp báo cáo gửi về PGD qua bộ phận chuyên môn. - Họp đánh giá chuẩn HT, PHT, GV, đánh giá CBCCVC ................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tháng 6/ 2022 - Xây dựng kế hoạch hoạt động hè năm 2021 ...................................................................................................... Tháng 7+8/ 2022 - Tổ chức hoạt động hè theo đúng kế hoạch. - Tuyển sinh năm học 2022-2023. - Xây dựng kế hoạch hoạt động chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới. - Duyệt tuyển sinh, biên chế lớp năm học 2022-2023 - Tham gia các lớp tập tuấn. ........................................................................................................................................ Trà phong, ngày 30 tháng 09 năm 2021 Duyệt của Phụ trách chuyên môn HIỆU TRƯỞNG P. HIỆU TRƯỞNG Lê Thị Sen Nguyễn Thị Kim Trinh
24 28/09/2021 Kế hoạch, PHÒNG GD&ĐT TRÀ BỒNG TRƯỜNG MN 28/8 TÂY TRÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 24/ KH-MN Trà Phong, ngày 28 tháng 09 năm 2021 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC MẦM NON NĂM HỌC 2021-2022 Căn cứ Thông tư số 52/2020/TT-GDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non; Căn cứ Thông tư Liên tịch số 06/2015/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; Thực hiện Quyết định số 1227/QĐ-UBND ngày 28/8/2021 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ngãi; Quyết định số 1422/QĐ-UBND ngày 19/6/2020 của UBND huyện về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2020-2025; Căn cứ Kế hoạch số 441/ KH-GDĐT ngày 29/9/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trà Bồng về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác năm học 2021-2022 của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Trà Bồng; Căn cứ Công văn số 499/GDĐT ngày 31/8/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trà Bồng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non; Căn cứ kế hoạch số 09/KH-MN ngày 25/09/2020 của Trường Mầm non 28/8 Tây Trà về kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025; Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2020-2021, đồng thời căn cứ vào nhu cầu phát triển GDMN tại địa phương và tình hình thực tiễn của đơn vị, Trường Mầm non 28/8 Tây Trà xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non, năm học 2021-2022 cụ thể như sau: A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG: 1. Thuận lợi: - Nhà Trường được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của các cấp Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo về đầu tư kinh phí tổ chức hoạt động của đơn vị theo quy định, chỉ đạo cụ thể về chuyên môn, nên nhà trường cơ bản thuận lợi trong việc triển khai thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục các trẻ mầm non theo Chương trình GDMN; - Đội ngũ giáo viên cơ bản được trẻ hóa, đa số được đào tạo chính quy, 90% giáo viên đạt chuẩn và trên 73% giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo. Đa số giáo viên nhiệt tình, an tâm công tác, yêu nghề mến trẻ, tận tụy và tâm huyết trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. - Cơ sở vật chất của nhà trường ngày được đầu tư, sửa chữa khang trang, có đủ nhà hiệu bộ, phòng làm việc, phòng nghệ thuật, đủ phòng học cho các cháu; các khu vận động, đồ chơi ngoài trời, khu vực trải nghiệm để thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” theo chỉ đạo đạt hiệu quả. - Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu đủ cho các nhóm, lớp, đồ chơi ngoài trời phong phú đáp ứng nhu cầu vui chơi cho trẻ trong trường mầm non. 2. Khó khăn: - CBQL và đội ngũ giáo viên của đơn vị được điều động, luân chuyển chủ yếu là giáo viên cốt cán, lâu năm có nhiều kinh nghiệm nên ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà trường. - Một số ít giáo viên mới tuy được đào tạo chính quy, có năng lực chuyên môn, nhưng thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục để trẻ được trải nghiệm, thưc hành theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm nên hiệu quả chưa cao. - Đa số học sinh tại trường là người dân tộc thiểu số nên còn nhút nhát, thụ động nên chưa tham gia tích cực vào các hoạt động. - Đa số phụ huynh là người dân tộc thiểu số nên chưa có sự phối hợp trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. - Cơ sở vật chất của nhà trường tuy được đầu tư đảm bảo nhưng quá trình xây dựng lâu năm nên đã xuống cấp. - Hiện tại nhà trường còn 01 giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn được quy định tại Luật giáo dục năm 2019. B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH I. Nhiệm vụ chung: - Xây dựng và triển khai kế hoạch linh hoạt nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em, tổ chức nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng công tác quản trị nhà trường, tăng cường nề nếp, kỷ cương chất lượng và hiệu quả tại đơn vị; - Duy trì và phát triển mạng lưới trường, lớp phù hợp với điều kiện thực tế tại trường và địa phương đáp ứng được nhu cầu của trẻ đến trường, củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi hướng đến phổ cập giáo dục mầm non trẻ dưới 5 tuổi; - Nâng cao chất lượng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non, thực hiện cá giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục mầm non; - Chủ đề thực hiện trong năm học 2021-2022 là “ Xây dựng trường mầm non Xanh- an toàn - thân thiện” II. Những chỉ tiêu và biện pháp cụ thể: 1. Công tác chính trị tư tưởng: 1.1. Chỉ tiêu: - 100% CB, GV, NV nhà trường thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà Nước. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn luôn giữ vững lập trường tư tưởng kiên định vào đưỡng lối lãnh đạo của Đảng, an tâm công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường chấp hành nghiêm túc Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức , phong cách Hồ Chí Minh. - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, Thực hiện tốt cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và các chuyên đề năm 2021. - 100% CB,GV,NV đăng ký học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2021. - 100% CB, GV, NV thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử trong trường học. - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường không vi phạm đạo đức nhà giáo. 1.2. Biện pháp: - Triển khai các Nghị quyết, các văn bản tại các cuộc họp hội đồng, chuyên môn, tổ khối và các cuộc họp định kỳ của Chi bộ, đơn vị cho toàn thể cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên được biết. - Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngay từ đầu năm học. - Tuyên truyền, vận động CB-GV-NV tham gia học tập và tự học để bồi dưỡng chính trị hè do các cấp tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về chính trị cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường. - Nâng cao nhận thức về đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có lối sống lành mạnh, mẫu mực, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí; Tổ chức cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên viết cam kết học tập và làm theo gắn với nhiệm vụ được giao. Thường xuyên tổ chức cho CB, GV, NV kể chuyện về Bác trong các cuộc họp Hội đồng, sinh hoạt chuyên đề nhân các ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm để nâng cao nhận thức cho CB, GV, NV trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. - Tăng cường công tác xây dựng nề nếp, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm trong đơn vị, phấn đấu mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, nâng cao đạo đức nhà giáo trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. - Tổ chức đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp GVMN, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo; - Nêu gương khen thưởng kịp thời những cá nhân và tập thể nỗ lực, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt hiệu quả. - Xây dựng đội ngũ CB, GV, NV có tác phong, lề lối làm việc gương mẫu, văn minh, chuẩn mực của một nhà giáo, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. - Xây dựng quy chế, nội quy cơ quan, tổ chức cho CB, GV, NV thực hiện tốt nội quy, quy chế của ngành và nhà trường đề ra. - Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, mối quan hệ ứng xử thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường và với trẻ. 2. Quy mô trường, lớp và công tác phát triển số lượng: 2.1. Chỉ tiêu: - Tổng số lớp: 4 lớp, trong đó có 01 nhóm trẻ 25-36 tháng và 03 lớp mẫu giáo (01 lớp mẫu giáo 5 tuổi, 01 lớp mẫu giáo nhỡ, 01 lớp mẫu giáo bé). - Tổng số trẻ 0 đến 5 tuổi trên địa bàn là 405 cháu. Trong đó: Trẻ 0 đến 2 tuổi trên địa bàn là 175 cháu; Trẻ 3 đến 5 tuổi trên địa bàn là 283 cháu; Tổng số trẻ 5 tuổi trên địa bàn là 107 cháu. - Tổng số trẻ ra lớp 137/458 trẻ, đạt tỷ lệ 30% Trẻ nhà trẻ ra lớp 31/124 trẻ, đạt tỉ lệ 25% . Trẻ mẫu giáo ra lớp 106/283 trẻ, đạt tỉ lệ 37% Trẻ 5 tuổi ra lớp 37/107 trẻ, đạt tỉ lệ 36%. - Phấn đấu duy trì sỉ số học sinh đến cuối năm học 2020-2021 đạt 100% 2.2. Biện pháp: - Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục mầm non, tham mưu, bảo vệ chỉ tiêu, kế hoạch trước hội đồng phê duyệt kế hoạch vào đầu năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trà Bồng; - Thực hiện tốt công tác huy động học sinh ra lớp, phân công cán bộ, giáo viên điều tra, cập nhật số liệu làm cơ sở xây dựng kế hoạch biên chế lớp, học sinh hằng năm sát với tình hình thực tế của địa phương. - Thành lập Hội đồng tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh theo đúng quy trình theo quy định. - Phối hợp tốt với Ban Đại diện cha mẹ, phụ huynh học sinh trẻ trong việc chăm sóc, giáo dục, duy trì tốt tỷ lệ chuyên cần và sỉ số học sinh đến cuối năm học. - Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách miễm giảm học phí, hỗ trợ tiền ăn, chi phí học tập cho trẻ được hưởng theo quy định để thu hút trẻ đến trường 3. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 3.1. Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ trong bối cảnh dịch Covid diễn biến phức tạp: a. Chỉ tiêu: 100% trẻ đến trường được an toàn về thể chất và tinh thần. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện tại các nhóm lớp 100% 100% các nhóm lớp được trang bị các đồ dùng, thiết bị, dụng cụ để phòng chống dịch covid-19. b. Biện pháp: - Triển khai kịp thời các văn bản về phòng chống dịch bệnh covid- 19 đến toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên. - Triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo: Nghị định 80/2017/NĐ-CP về thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Thông tư số 13/2010/BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ GD&ĐT, kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ để có biện pháp chỉ đạo khắc phục. Xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn và phấn đấu trong năm học không để xảy ra tình trạng tai nạn thương tích cho trẻ. - Triển khai và thực hiện tốt chương trình “ Tôi yêu Việt Nam” về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ Mầm non. - Chỉ đạo làm tốt công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, nhóm lớp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) để chủ động phòng chống dịch bệnh trong nhà trường, đảm bảo trẻ được sinh hoạt trong điều kiện an toàn tuyệt đối, phòng tránh tai nạn thương tích và không để xảy ra ngộ độc thực phẩm. - Lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân như phòng ngừa đuối nước, phòng tránh thiên tai, lũ lụt,… cho trẻ vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. - Tăng cường công tác xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ. Kiểm tra công tác sử dụng bảo quản đồ dùng đồ chơi thường xuyên tại các nhóm lớp. - Mua sắm trang thiết bị cần thiết trang bị cho các lớp trong công tác phòng chống dịch covid. - Chú trọng công tác xây dựng trường học an toàn và nâng cao năng lực, trách nhiệm của CBQL, GV, cha mẹ trẻ trong công tác đảm bảo an toàn , phòng chống bạo lực học đường, phòng chống tại nạn thương tích, tổ chức bán trú, giáo dục an toàn giao thông… - Phối hợp y tế xã thực hiện phun thuốc khử trùng, trang bị nước sát khuẩn ...phòng chống dich Covid 19 3.2.Quản lý chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: a. Chỉ tiêu: - 100% trẻ được cân đo, chấm BĐTT định kỳ theo quý. - 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm. - 100% trẻ được ăn ở bán trú tại trường và học 2 buổi/ngày. - 100% trẻ biết rửa tay bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy, biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Phấn đấu cuối năm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng so với đầu năm và dưới 15% - 100% trẻ được đảm bảo an toàn tính mạng và không có ngộ độc thực phẩm xảy ra trường mầm non. - Nhà trường đạt bếp ăn an toàn và VSATTP. -100% trẻ 5 tuổi được uống sửa theo Đề án sữa học đường. b. Biện pháp: - Xây dựng thực đơn hàng ngày phù hợp tại địa phương, cân đối đảm bảo chất dinh dưỡng cho trẻ. - Chỉ đạo giáo viên tổ chức cân đo, chấm biểu đồ tăng trưởng cho các cháu một năm 4 lần(vào các tháng: Tháng 9, tháng 12 tháng 3 và tháng 5), tổng hợp số liệu để theo dõi định kỳ và báo cáo cấp trên đúng quy định. - Phối hợp với Trạm Y tế Xã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/năm, đồng thời thông báo với phụ huynh về kết quả khám sức khỏe của trẻ để có biện pháp phổi hợp cùng chăm sóc trẻ tốt hơn. - Thường xuyên dạy trẻ kỹ năng rửa tay dưới vòi nước chảy, lồng ghép vào các hoạt động giáo dục hằng ngày, tạo thói quen và kỹ năng rửa tay cho trẻ trong trường mầm non. - Thực hiện hợp đồng, cam kết các cơ sở cung cấp thực phẩm cho trường nhằm thực hiện tốt chất lượng thực phẩm và đảm bảo tính pháp lý đối với nhà cung cấp thực phẩm. - Thành lập Ban chỉ đạo THAT, PCTNTT, tham mưu địa phương thành lập Ban sức khỏe học sinh nhằm thực hiện tốt công tác y tế trường học và phong trào xây dựng THAT, PCTNTT trong trường mầm non. - Xây dựng kế hoạch phòng chống, phục hồi suy dinh dưỡng cho trẻ hằng quý theo quy định, đồng thời phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống suy dinh dưỡng, phòng chống béo phì cho trẻ góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ nhằm nâng cao thể trạng, tầm vóc cho trẻ ngay từ tuổi mầm non. - Thường xuyên rà soát, kiểm tra các tiêu chí theo biểu điểm trường học an toàn, phòng chống tai nạn thường tích, tham mưu đầu tư, sửa chữa đồ dùng đồ chơi nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ. - Tăng cường kiểm tra định kỳ và đột xuất về công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường lớp học, bếp ăn; tổ chức giờ ăn của giáo viên và các quy trình tiếp nhận thực phẩm có chất lượng; quy trình chế biến thức ăn, vệ sinh dụng cụ bếp ăn đảm bảo VSATTP. - Theo dõi và giám sát chặt chẽ việc nhận, cấp và uống sữa. 3.3. Quản lý nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN: a. Chỉ tiêu: - 100% nhóm, lớp và trẻ được học chương trình GDMN được ban hành kèm theo Thông tư số 51/2020/TT/BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục mầm non . - Tỉ lệ chuyên chăm trẻ đến trường: + Nhà trẻ 90% + Mẫu giáo 92% + Mẫu giáo 5 tuổi 95% - Phấn đấu đến cuối năm học đạt: + Bé ngoan xuất sắc: 30/137 trẻ, tỉ lệ 22 % + Bé ngoan tiên tiến: 77/137 trẻ, tỉ lệ 56% + Bé chăm: 30/137 trẻ, tỉ lệ 22% - 50% trẻ được làm quen với tin học qua phần mềm Kidsmart. - 100% trẻ được đánh giá hằng ngày, cuối chủ đề và cuối độ tuổi: Phấn đấu cuối năm có: 119/137 trẻ được đánh giá Đạt, tỷ lệ 92%. Chưa đạt: 11/137, tỷ lệ 8%. Trong đó: 5 tuổi : đạt 35, chưa đạt 2 4 tuổi : đạt 31, chưa đạt 3 3 tuổi : đạt 32, chưa đạt 3 2 tuổi : đạt 28, chưa đạt 3 - 100% trẻ 5 tuổi đảm bảo điều kiện và chuẩn bị vào lớp 1 phổ thông. - 100 % trẻ được thực hành kỹ năng sống tại trường. - Thực hiện quan sát trẻ theo dự án VVOB 100% trẻ Mẫu giáo. b. Biện pháp: - Thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi, bổ sung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 51/2020/TT/BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục mầm non . - Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, chủ đề/tháng, tuần và ngày linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của trường giúp trẻ phát triển tốt các lĩnh vực giáo dục theo chương trình GDMN. - Bồi dưỡng kỹ năng quan sát trẻ, nhận ra các dấu hiệu của sự tham gia, cảm giác thoải mái để có biện pháp hỗ trợ trẻ hoạt động tích cực phát huy trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. - Đầu tư kinh phí quy hoạch, thiết kế môi trường, tạo nhiều góc hoạt động, thực hành tạo cơ hội cho trẻ khám phá, trải nghiệm phát huy tính tích cực cho trẻ, tạo cơ hội và đối xử công bằng với tất cả trẻ trong giáo dục mầm non. - Có kế hoạch tổ chức các hoạt động giao lưu, hội thi về trẻ như “ giáo dục an toàn giao thông” “ tự làm đồ dùng, đồ chơi “, “thi trang trí lớp đẹp”,.... tạo cơ hội cho trẻ được giao lưu, thể hiện bản thân nâng cao tính tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tại trường mầm non. - Tăng cường kiểm tra việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình GDMN; việc đánh giá trẻ hằng ngày, cuối chủ đề để có biện pháp tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ cho giáo viên đảm bảo đánh giá trẻ chính xác, công bằng và tránh hình thức. - Phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc đưa con đến trường nhằm đảm bảo tỷ lệ chuyên cần và khả năng phát tiển của trẻ đáp ứng với chương trình GDMN. `3.4. Thực hiện lồng ghép các chuyên đề: a. Chỉ tiêu: - 100% các nhóm lớp thực hiện chuyên đề “ Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm”, “Phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non”, “Đề án tăng cường tiếng việt cho trẻ DTTS”, Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” đồng thời lồng ghép tích hợp các các chuyên đề “an toàn phòng chống tai nạn thương tích, chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh, bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng… thông qua các hoạt động hàng ngày. - 4/4 lớp trang trí theo chủ để và tạo môi trường trong và ngoài lớp học giàu môi trường tiếng việt, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm… đạt tỷ lệ 100%. b. Biện pháp: - Tiếp tục triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, thực hiện hiệu quả các nội dung giáo dục tích hợp trong chương trình giáo dục mầm non như: Lồng ghép học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chương trình “ Tôi yêu Việt Nam”; phòng chống bạo lực học đường, Đề án Tăng cường tiếng việt, giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; Giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo; giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai... nhằm nâng cao kỹ năng sống, nhận biết sự biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường phù hợp với trẻ mầm non. - Tăng cường công tác phối hợp, vận động phụ huynh học sinh tham gia xây dựng môi trường, hổ trợ nguyên vật liệu đồ dùng phế thải, hổ trợ đồ dùng đồ chơi tự tạo tại các nhóm lớp để xây dựng môi trường trong và ngoài lớp tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm, khám phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáoviên, phụ huynh học sinh đảm bảo các biện pháp phòng, chống bạo hành; biện pháp hỗ trợ trẻ có nguy cơ bị bạo hành. - Tạo môi trường an toàn, thân thiện cho trẻ khi đến trường. - Tăng cường công tác kiểm tra tích hợp, lồng ghép các chuyên đề theo qui định. 4. Củng cố và nâng cao chất lượng Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi 4.1. Chỉ tiêu: - Phối hợp với Trường Mầm non Trà Phong giữ chuẩn PCGDMNTNT năm 2021. - Huy động tỷ lệ trẻ ra lớp đạt 303/458 tỷ lệ 66% Trẻ nhà trẻ 23/175 đạt tỷ lệ 13 %; trẻ mẫu giáo 280/283 đạt 98,6 %; Trẻ mẫu giáo 5 tuổi: 107/107 đạt 100% trẻ trên địa bàn xã ra lớp. - Đảm bảo tỷ lệ 2,0 giáo viên/lớp đạt điều kiện theo Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - 100% nhóm, lớp có đủ phòng học và đủ thiết bị tối thiểu theo quy định. -100% trẻ mẫu giáo được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách theo Nghị định 105/2020, Nghị định 81/2021. 4.2. Biện pháp: - Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGD&ĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GD&ĐT quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cấp giáo dục, xóa mù chữ. - Phối hợp cùng Trường Mầm non Trà Phong đóng trên địa bàn xã Trà Phong thực hiện tốt công tác huy động trẻ ra lớp, tham mưu đảm bảo đủ giáo viên theo định mức được quy định tại Thông tư số 06/2016/TTLT-BGDĐT-BNV, đầu tư xây dựng phòng học theo hướng kiên cố đáp ứng điều kiện phòng học để giữ chuẩn phổ cập GDMNTNT hằng năm. - Phân công đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có kinh nghiệm trong công tác làm phổ cập, tổ chức điều tra bổ sung số liệu báo cáo về cấp trên theo quy trình, quy định để duy trì thị trấn đạt chuẩn phổ cập GDMNTNT, đồng thời cập nhật số liệu chính xác trên hệ thống trực tuyến góp phần thực hiện đảm bảo công tác phổ cập GDMNTNT. - Tham mưu với Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chũ thị trấn thực hiện hồ sơ phổ cập và thực hiện đúng quy định hướng dẫn và đề nghị công nhận PCGDMNTNT năm 2021. - Triển khai, thu thập hồ sơ, rà soát các đối tượng được hưởng các chế độ và thực hiện chi trả đảm bảo theo quy định. 5. Công tác Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia 5.1. Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non a. Chỉ tiêu: - Duy trì các tiêu chí đạt cấp độ II và hoàn thiện các tiêu chí đã đạt cấp độ I để đạt cấp độ II về kiểm định chất lượng giáo dục mầm non. - 100% các nhóm, lớp được tổ chức bán trú, học 2 buổi/ngày và đảm bảo số trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. - Đảm bảo đội ngũ giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất được quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT. b. Biện pháp: - Nhà trường luôn quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục theo giai đoạn và hằng năm, trên cơ sở bám sát vào kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện của trường để trển khai thực hiện đạt hiệu quả trong việc phấn đấu đạt chuẩn về kiểm định chất lượng giáo dục tại đơn vị. - Tham mưu các cấp lãnh đạo, chính quyền đại phương tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ GDMN của trường. - Thực hiện việc rà soát, bổ sung nội dung, minh chứng vào hồ sơ kiểm định chất lượng giao dục hằng năm, đồng thời ưu tiên kinh phí trong ngân sách tự chủ để bổ sung trang thiết bị dạy học, hỗ trợ cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tạo môi trường học tập đầy đủ và phong phú nhằm nâng cao chất lượng GDMN tại đơn vị. 5.2. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia: a. Chỉ tiêu - Hoàn thiện các tiêu chuẩn điều kiện, bổ sung minh chứng được quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT để trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2022. b. Biện pháp: - Thực hiện rà soát hồ sơ, điều kiện, tiêu chuẩn, đồng thời bổ sung minh chứng để hoàn thiện hồ sơ minh chứng. - Tiếp tục tham mưu Phòng Giáo dục và Đào tạo bổ sung đủ giáo viên, cho chủ trương hợp đồng nghỉ sinh để đảm bảo tiêu chuẩn và thực hiện chương trình GDMN đạt hiệu quả. - Thường xuyên bổ sung thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo cho việc thực hiện chương trình. - Tạo điều kiện cho giáo viên chưa được đào tạo trên chuẩn tham gia học các lớp đào tạo để nâng chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. - Tổ chức tấp huấn, chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương tạo cơ hội cho trẻ khám phá, trải nghiệm và sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị. 6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên 6.1. Chỉ tiêu: - Tổng số CB,GV,NV : 18 người. Trong đó: 3 CBQL; 11 giáo viên đứng lớp (03 giáo viên nhà trẻ. 8 giáo viên mẫu giáo) và 4 nhân viên. - Trình độ chuyên môn: Đại học: 12 người ; Cao Đẳng 2 người; Trung cấp 3 người, Chưa đào tạo 1 (Bảo vệ). - Trình độ ngoại ngữ chứng chỉ B1: 4 người , chứng chỉ B: 11 người - Trình độ tin học chứng chỉ A là 3 người, chứng chỉ B là 12 người - Đảng viên : 9 người , chính thức 7 người - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt các văn bản quy định của pháp luật về chuyên môn của từng nhiệm vụ, vị trí, vai trò, chức năng mà ngành và nhà trường đề ra. - 100% CB-GV-NV nhà trường phải xây dựng kế hoạch công tác cho bản thân, kế hoạch năm, tháng, tuần đầy đủ. - 100% CB-GV luôn hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ trường mầm non - 100% CB-GV phải thực hiện đảm bảo các loại hồ sơ sổ sách theo quy định của điều lệ trường mầm non. - 100% CB-GV-NV được hưởng đầy đủ chế độ chính sách theo quy định * Giáo viên: - 100% giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn. - 100% giáo viên tham gia tốt các hoạt động do địa phương, ngành, trường phát động. - 100% cán bộ, cán bộ, giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn. - 100% giáo viên tham gia thi làm đồ dùng, đồ chơi cấp trường: đạt 3 giải B, 8 giải C - 100% Gv tham gia hội thi ATGT cấp trường: đạt 2 giải B, 9 giải C, giáo viên tham gia cấp huyện: 2 đạt - Tham gia đầy đủ và hiệu quả các hội thi của ngành. - Đánh giá chuẩn nghề ngiệp giáo viên mầm non: + Đạt khá 11 giáo viên, tỷ lệ 100%. - Hồ sơ sổ sách: đảm bảo có chất lượng 100 - Chất lượng giờ dạy: đảm bảo có chất lượng 100 - Công tác dự giờ: + Giáo viên dạy cho đồng nghiệp dự ít nhất 6 tiết/ năm/GV. + Giáo viên dự đồng nghiệp 2 tiết/tháng/GV. - Đăng ký tiết dạy tốt 1 tiết/năm/GV. - Thao giảng trường: 4 tiết/năm - Thao giảng cụm chuyên môn: 2 tiết/năm cho nhà trường Nhà trẻ 1 tiết/năm Mẫu giáo 1 tiết/năm. - Đánh giá CBCCVC cuối năm: - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2/11 giáo viên, đạt 18,2.% - Hoàn thành tốt 9/11 giáo viên, đạt 81,8% * CBQL: - Phó hiệu trưởng dự 4 tiết/tháng. - Hiệu trưởng dự 2 tiết/tháng . - Đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng: Khá: 1 tỷ lệ 100% - Đánh giá Chuẩn Phó hiệu trưởng: Khá: 2/2 cô tỷ lệ 100% - Đánh giá cán bộ công chức, viên chức cuối năm: Hoàn thành tốt nhiệm vụ 3/3 người, tỷ lệ 100%. - 100% CBQL thực hiện tiết tiêu chuẩn theo quy định. * Nhân viên: - 100% thực hiện tốt nội quy quy chế của nhà trường. - Hoàn thành hồ sơ theo quy định: 100% - 100% giáo viên tham gia tốt các hoạt động do địa phương, ngành, trường phát động. - Đánh giá CBCCVC Cuối năm đạt: Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 4/4 đạt tỷ lệ 100% 6.2. Biện pháp: - Tăng cường bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tình thương, trách nhiệm của CBQL và GVMN đối với trẻ. Thực hiện đúng các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích CBQL và GVMN học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo. - Phát huy dân chủ trong nhà trường, thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với CBQL, GVNV trong nhà trường - Tiếp tục quản lý chất lượng GV theo chuẩn nghề nghiệp; Tạo điều kiện cho CBGV tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy và tu dưỡng đạo đức nhà giáo. Khuyến khích GV tự học để tiếp cận sử dụng, bảo quản thiết bị CSVC mới, đúng yêu cầu quy cách sử dụng, nâng cao ý thức giữ gìn CSVC thiết bị đã có và có phương pháp đúng để hướng dẫn trẻ trong sử dụng thiết bị dạy học. - Xây dựng đội ngũ CBGVNV “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đạo đức nhà giáo và Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 15/5/2018 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; thực hiện đúng quy chế làm việc và văn hóa công sở - Xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch BDTX cho CBGV theo công văn của Phòng giáo dục. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo GV thực hiện BDTX của theo đúng kế hoạch và biết vận dụng nội dung BDTX vào thực tiễn có hiệu quả - Đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn: Đa dạng về hình thức (tổ, nhóm, trực tiếp, qua gmail…); phong phú về nội dung theo các chủ đề cụ thể; chú trọng việc xây dựng kế hoạch giáo dục năm học; phát triển chương trình GDMN phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ; tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ, thăm lớp định kỳ, thường xuyên, đột xuất nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ tương ứng với trình độ đã được đào tạo, đồng thời nâng cao chất lượng CSGD trẻ trong nhà trường. - Duy trì và tổ chức các buổi thao giảng cụm để xây dựng chất lượng các giờ dạy từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Thường xuyên tổ chức các giờ thao giảng, tham dự góp ý tư vấn để cùng rút kinh nghiệm để tổ chức các hoạt động giáo dục tốt hơn. - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả, tổ chức sinh hoạt chuyên môn cần phải nắm và biết nhu cầu của giáo viên, bồi dưỡng, hướng dẫn và trao đổi thảo luận về nội dung giáo viên chưa nắm, chưa hiểu để có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời. Bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch, đánh giá kế hoạch sau mỗi chủ đề, phân công giáo viên cốt cán theo dõi, hướng dẫn giáo viên mới thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình, đặc điểm của đối tượng học sinh. Quan tâm đến việc hỗ trợ giáo viên quan sát trẻ và áp dụng các điểm hành động trong sinh hoạt chuyên môn. - Thực hiện có chất lượng hồ sơ sổ sách được quy định taị công văn số 485/GDĐT ngày 13/8/2021 của Phòng GD&ĐT Trà Bồng về việc hướng dẫn thực hiên hồ sơ, sổ sách đối với các trường mầm non từ năm học 2021-2022; - Tạo điều kiện cho giáo viên đi dự giờ học hỏi đồng nghiệp ở một số đơn vị bạn, hoặc ngoài huyện. - Tổ chức đăng ký tiết dạy tốt chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. - Đẩy mạnh UDCNTT vào trong công tác quản lý cũng như giáo viên soạn giáo án vi tính, bài giảng Elening. - Thường xuyên duyệt hồ sơ giáo viên để kịp thời góp ý, hướng dẫn để những hạn chế của giáo viên nâng cao chất lượng soạn giảng, vì việc thiết kế hoạt động là vấn đề mang tính quyết định chất lượng giờ dạy, - Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất giúp cho giáo viên tự giác và có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện chương trình và đúng quy chế chuyên môn. - Chuẩn bị các điều kiện và tổ chức tốt hội thi “ Tự làm đồ dùng, đồ chơi”, “Giáo dục an toàn giao thông” cấp trường, bồi dưỡng tham gia thi cấp huyện đạt hiệu quả. 7. Nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý: 7.1 Chỉ tiêu : Triển khai kịp thời và thực hiện đảm bảo 100% các văn bản của pháp luật, văn bản ngành. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường không vi phạm các qui định theo Điều lệ trường mầm non, các qui định về quản lý tài chính, qui chế dân chủ. Thực hiện công khai theo Thông Tư 36/ TT-BGDĐT đảm bảo 3 lần/ năm. Thực hiện đúng kế hoạch kiểm tra nội bộ: Kiểm tra chuyên môn, chuyên đề: kiểm tra chuyên môn 11/11 giáo viên/ năm học, kiểm tra chuyên đề: 4 giáo viên/ năm học, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ngoài ra còn tiến hành kiểm tra đột xuất tại các nhóm lớp. Kiểm tra tài chính: Tổ chức kiểm tra định kỳ theo quí : 3 lần/năm, Kiểm tra cơ sở vật chất: Kiểm tra định kỳ: 2 lần/năm, ngoài ra tiến hành kiểm tra công tác bảo quản và sử dụng thiết bị, cơ sở vật chất theo kế hoạch kiểm tra chuyên môn và đột xuất. Kiểm tra công tác hành chính và lề lối làm việc theo qui định. 7.2. Giải pháp: Triển khai các Nghị quyết, các văn bản pháp luật tại các cuộc họp hội đồng, chuyên môn, tổ khối và các cuộc họp định kỳ của Chi bộ, đơn vị cho toàn thể cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên được biết. Xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ công khai, lập dự toán ngân sách kịp thời, rõ ràng theo qui định Thực hiện đảm bảo việc thu chi theo qui định pháp luật, công khai rõ ràng đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Xây dựng các điển hình tiên tiến, nêu gương những cán bộ giáo viên có nhiều nỗ lực, đạt nhiều thành tích cao trong các phong trào của nhà trường,khen thưởng động viên kịp thời nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện Tiếp tục phổ biến rộng rãi cho toàn bộ GV-NV một số văn bản quy phạm pháp luật của giáo dục mầm non mới được ban hành như: Quy chế công khai tài chính, chính sách GV mầm non vv... Phân công trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân trong đơn vị cụ thể, rõ ràng. Xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch thanh kiểm tra nội bộ và triển khai rộng rãi đến cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tiến hành kiểm tra theo định kỳ và đột xuất các hoạt động trong đơn vị trường học Chỉ đạo giáo viên thực hiện hệ thống hồ sơ sổ sách công văn số 485/GDĐT ngày 13/8/2021 của Phòng GD&ĐT Trà Bồng về việc hướng dẫn thực hiên hồ sơ, sổ sách đối với các trường mầm non từ năm học 2021-2022; Thực hiện có kết quả công tác dân chủ hoá trường học. Thực hiện công tác tài chính đúng chế độ, đúng quy định, đúng luật và công bằng. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thúc đẩy các phong trào thi đua trong đơn vị. 8. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số đối với giáo dục mầm non; 8.1. Chỉ tiêu: - 100% cán bộ, giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức hoạt động khoa học, hiệu quả. - Cập nhật dữ liệu phần mềm cơ sở dữ liệu kịp thời để phục vụ cho công tác quản lý. Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách chuyên môn đảm bảo tinh gọn, hiệu quả; tăng cường sử dụng các phần mềm để hỗ trợ công tác quản lý, hỗ trợ nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục trẻ. 8.2. Biện pháp: - Tiếp tục triển khai thực hiện áp dụng công nghệ thông tin trong công tac quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách chuyên môn đảm bảo tinh gọn và nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục - Hoàn thiện cập nhật dữ liệu phần mềm cơ sở dữ liệu ngành để phục vụ công tác quản lý. - Tăng cường ứng dụng phương thức trực tuyến để tổ chức họp, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn… cho đội ngũ giáo viên. 9. Thực hiện công tác xã hội hóa và hội nhập quốc tế - Tiếp tục huy động tự nguyện đóng góp của các bậc phụ huynh để tạo môi trường học tập, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non. - Tăng cường công tác giao lưu, học tập kinh nghiệm GDMN ở các đơn vị trong và ngoài huyện. - Tổ chức có hiệu quả việc tổ chức quan sát trẻ, vận dụng 4 điểm hành động được tập huấn từ Dự án VVOB do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức để làm cơ sở đánh giá trẻ chính xác, công bằng và có chất lượng. - Làm tốt công tác tham mưu, phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác CSGD trẻ và phát triển GDMN. - Tham mưu lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương, mặt trận, các đoàn thể trên địa bàn và Ban đại diện CM đầu tư CSVC, trang thiết bị “ Xây dựng trường mầm non Xanh- an toàn - thân thiện” đồng thời để chuẩn bị cho công tác xây dựng trường Mầm non 28/8 Tây Trà đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2020-2025. 10. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục mầm non: 10.1. Chỉ tiêu: - 100% phụ huynh được tuyên truyền về nội dung Chương trình GDMN. - 100% phụ huynh được tuyên truyền THAT, PCTNTT, GDATGT .... - 100% phụ huynh có con 5 tuổi được tuyên truyền về hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp trẻ mầm non lên tiểu học. - 100% phụ huynh được tuyên truyền để tham gia hỗ trợ, đóng góp nguyên vật liệu phê thải để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non. 10.2. Biện pháp: - Nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình GDMN; tuyên truyền về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ; phòng chống dịch bênh; tuyên truyền về phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì cho trẻ .... định kỳ vào đầu năm, giữa năm học. - Tuyên truyền các bài hát, bài thơ, câu chuyện, câu đố… trong chương trình đang thực hiện tại các góc “Nhịp cầu đến với phụ huynh” và tại bảng truyền truyền, thông báo của nhà trường. - Tổ chức các buổi dự giờ mời Ban đại diện hội cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh, CBQL và giáo viên dạy lớp 1 trường tiểu học tham gia dự giờ, thực hiện giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học. - Tuyên truyền về Luật ATGT, phòng chống ma tuý và các TNXH cho các bậc phụ huynh để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ.. - Phối hợp với phụ huynh cùng xây dựng kế hoạch, xác định các biện pháp thực hiện phòng, chống suy dinh dưỡng, béo phì và kế hoạch phục hồi suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non tại gia đình và nhà trường. 11. Triển khai hiệu quả công tác thống kê, báo cáo: 11.1 Chỉ tiêu: - Báo cáo đầy đủ đảm bảo nội dung và thời gian theo quy định. - Cập nhật và báo cáo trên cơ sở dữ liệu ngành đúng và đảm bảo theo quy định. - Cập nhật và thống kê chính xác số liệu trên phần mềm phổ cập giáo dục. 11.2. Biện pháp: - Phân công rõ ràng cụ thể nhiện vụ của cán bộ, giáo viên nhân viên trong nhà trường, Phân công cán bộ giáo viên phụ trách phần mềm phổ cập giáo dục, cơ sở dữ liệu ngành... - Chỉ đạo cập nhật đầy đủ thông tin của trẻ, cán bộ giáo viên, cơ sở vật chất... theo quy định - Chỉ đạo các bộ phận được phân công phụ trách theo dõi, báo cáo chính xác và nộp đúng thời gia quy định. - Phối hợp với các trường trên địa bàn xã để bổ sung cập nhật thông tin chính xác trên phầm mềm phổ cập. 12. Công tác tăng cường cơ sở vật chất, tài chính 12.1. Cơ sở vật chất: * Chỉ tiêu - Quy hoạch, đầu tư xây dựng các khu vực về phát triển vận động, các khu vực tổ chức cho trẻ thực hành, trải nghiệm theo chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. - Bổ sung thiết bị hao mòm, hư hỏng cho các lớp. - Trồng cây xanh, cây cảnh tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. - Bổ sung đồ dùng ở các khu khám phá, trải nghiệm. * Biện pháp: - Xây dựng kinh phí dự toán năm 2022, đề nghị và tham mưu Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phân bổ kinh phí và bổ sung thiết bị các lớp để đáp ứng việc thực hiện Chương trình GDMN có hiệu quả. - Tổ chức cho giáo viên, huy động ngày công đóng góp của phụ huynh để thiết bị, quy hoạch trồng cây xanh, cây cảnh trong sân trường và các khu vực phát triển vận động, khu vục trải nghiệm theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ hoạt động. - Tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề; tổ chức thi giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi để bổ sung thiết bị, đồ chơi cho các lớp đảm bảo để thực hiện chương trình. - Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ về tài sản, tổ chức kiểm kê theo quy định và thực hiện công tác bàn giao tài sản nhóm, lớp giữa các giáo viên vào đầu năm học. 12.2. Tài chính: - Xây dựng Lập dự toán kinh phí 2022, Có kế hoạch mua sắm bổ sung trang thiết bị đồ dùng cho các cháu - Giải quyết chế độ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đảm bảo theo quy định của Bộ Tài chính. - Thực hiện quản lý tài chính về thu, chi đúng nguyên tắc tài chinh theo quy định, quyết toán quý, năm kịp thời đúng quy định. - Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị công khai, dân chủ, minh bạch và đúng quy định. - Công khai tài chính hàng tháng, hàng quý trước hội đồng sư phạm. 13. Công tác phối hợp với các tổ chức, đoàn thể: 13.1. Công đoàn: ` a. Chỉ tiêu: - 2/18 đoàn viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - 14/18 đoàn viên hoàn thành tốt nhiệm vụ - 2/18 đoàn viên hoàn thành nhiện vụ - Cuối năm tập thể hoàn thành xuất sắc vụ - LĐLĐ Huyện khen « Giỏi việc nước –Đảm việc nhà » - Cá nhân : Đoàn viên xuất sắc : 01 Đoàn viên« Giỏi việc nước –Đảm việc nhà » : 01 - Giới thiệu 1 Đoàn viên ưu tú cho Chi bộ trường để phát triển Đảng. b. biện pháp : - Hội họp, sinh hoạt định kì theo điều lệ Công Đoàn. - Xét thi đua hằng tháng, quý, học kì, năm học. - Xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động cụ thể, rõ ràng trong tháng, học kì và năm học. - Đảm bảo các loại HSSS Công đoàn. - Tổ chức các đợt thi đua và bình chọn những cá nhân điển hình “Giỏi việc Trường, đảm việc nhà”. - Tổ chức các ngày lễ trong năm có nội dung thiết thực nhằm khơi dậy lòng yêu nghề, nhiệt huyết trong công tác của đoàn viên như 20/10, 20/11, 8/3, 30/4 và các ngày lễ lớn khác cũng như các sự kiện chính trị, xã hội. - Phát động mạnh mẽ các phong trào trong nhà trường cũng như tham gia tích cực các cuộc vận động, các phong trào khác do ngành, trường tổ chức. - Xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường, cùng giúp nhau trong cuộc sống, trong sinh hoạt. - Theo dõi và giới thiệu Đoàn viên ưu tú cho Chi bộ trường để phát triển Đảng. - Thăm hỏi đoàn viên sinh con, ốm đau kịp thời. - Xét thi đua hoặc xử lý kỉ luật tùy theo mức độ mà hành vi vi phạm. - Chỉ đạo ban thanh tra nhân dân làm việc có kế hoạch, hiệu quả. 13.2. Đoàn thanh niên - BCH chi đoàn tham mưu Chi đoàn xã tổ chức các phong trào TDTT và họp hàng tháng để đánh giá công tác thanh niên để đưa chi đoàn hoạt động có hiệu quả và thật sự vững mạnh. - Giới thiệu ít nhất 1 đoàn viên cho Chi bộ phát triển đảng. 14. Công tác thi đua, khen thưởng: 14.1. Chỉ tiêu: * Cá nhân: - 100% CB, GV, NV đăng ký lao động tiên tiến. - Đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 2 người tỷ lệ 11,7% - Được UBND huyện khen: 5 người, tỷ lệ 29,4 %. - Đạt danh hiệu lao động tiên tiến: 18/18 người, tỷ lệ 100% * Tập thể - Đạt cơ quan văn hóa năm 2021. - Đạt tập thể lao động tiên tiến - Phấn đấu đạt chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 14.2. Biện pháp: - Đầu năm học, nhà trường phối hợp với Ban Chấp hành CĐCS xây dựng kế hoạch phát động thi đua đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên; tổ chức cho CB, GV, NV đăng ký các danh hiệu thi đua và các hình thức thi đua để làm cơ sở phấn đấu trong năm học - Thường xuyên tổ chức và phát động các phong trào thi đua trong 4 đợt/ năm theo sự chỉ đạo chung của ngành; tổ chức đánh giám xếp loại cá nhân theo từng đợt thi đua làm cơ sở, động lực phấn đấu cho từng cá nhân và đơn vị. - Tổ chức hướng dẫn giáo viên viết sáng kiến phù hợp với nhiệm vụ được phân công. Đầu tư và hướng dẫn kỹ năng viết sáng kiến có chất lượng. - Xây dựng quỹ khen thưởng để kịp thời động viên, khen thưởng CB, GV, NV có thành tích xuất sắc, có thành tích đột xuất làm động lực phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ giáo viên. - Xét và thực hiện bình chọn cá nhân có thành tích đề nghị cấp trên khen thưởng phải đảm bảo tính công khai, dân chủ, công bằng để lựa chọn những cá nhân thực sự xuất sắc và xứng đáng để khen thưởng. Trên đây là Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2021-2022, trên cơ sở kế hoạch này, tổ chuyên môn, cá nhân CB, GV, NV chủ động xây dựng kế hoạch tổ, cá nhân phù hợp với từng nhiệm vụ được giao và tổ chức thực hiện kế hoạch này đạt hiệu quả góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của đơn vị./. Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT; - BGH trường; - Tổ TTCM; - CB, GV, NV; - Lưu: VT. HIỆU TRƯỞNG Lê Thị Sen
1227 18/08/2021 Công văn, ffi*ia dia tirlrr &ir€Ngi Tk:i eiuk(: 18 0810:t- Ii:l&l: CQNG HOA Xl Uor CHo NcffiA V4r NAM D$c I$p - Tp do - Ilgnh phfic S6:,ftl7'lQD-UBND Qudng Ngdi,n7ay4E thdng I ndm 2021 Quntr EINH , VA viQc ban hir-nh khung k6 ho4ch thai gian nim hgc 2021-2022 tl6i voi gi6o dr|c mfim non, gi6o dgc ph6 th6ng vir gi6o dgc thulng xuy€u tinh Quing NgAi , CHU TTCH TIY BAI\T NIIAN DAN TITIT QUAXC NGAI . 9dn ctb Luqt lA cll:c chinh quy? dla phuorcg ngay 19/6/2015; Ludt s*a aiii, bii sung m|t sii oiau cilo Ludi Tii chthc-Chtnh *i ia Lugt Td chric chinh quyin dia phuong ngdy 22/I I/2019; Cdn c* QuyA cfinh sii 2551/8D-BGDDT ngdy 04/8/2021 cfia B0 tnnng Ba Gido duc vd Dao tqo ban ha* kh*,g kE tnqch thdi gian ndrn hqc 2021-2022 diii ,.t voi gido d4c mdmnon, gido dAc phd thdngvd gao duc thrtngxtryAn; Xdt d€ nghi ctin Gidm iliic Sd Gido duc vd Ddo tqo tqi Td trinh td rcffITr- SGDDT ngqy 06/8/2021 vi vilc.ban hmh t;hmg ki.hoqch thdi gian ndm hsc 2021 - 2022 diSi vdi gtdo duc m,im non, gido dyc plui thing vd gido dyc thu:ong xuy€n tinh fuang Ngdi. quntrDp{H: Di6u l. Ban hantr k*rung k6 ho4ch thoi gian nErn hgc 2021 - 2022 eOi voi girio dgc mAm non, gi6o dpc phi5 thdng vi gi6o dUc thuimg xuy6n tinh Quang Ngdi, nhu sau: l. TUn tuong vio ngiy 06/9DA2l. 2.Bfudiu giang dpy d6i vdi gi6o dgc mim non, gi6o dpc phd th6ng (ti6u hgc, tmng hoc co s6, trung hgc ph6 thdng), gi6o dgc thulng xuy€n ttr ngiy l3/912021. 3. Kiit thric hgc lc! I trudc ngity 29fillz}zz,hotur thenh kii hopch gi6o dgc ho.c lcj, II tru6c ngiry I ll6l2T22vd kdt thric n5m hgc trudc ngiy $rcD022. 4. X6t cdng nhen hoan thanh chuong rinh ti6u hgc vi x6t c6ng nhsn ttit nghi€p trung hgc co sd trudc ngiry 3016/2A22. 5. Hoi.,n thanh tuy6n sir*r cdc lcrp
02/BC-MNLS 05/01/2021
4622/BGDĐT-CNTT 20/09/2016 Công văn, Công văn số 4622/BGDĐT-CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2016 – 2017
53/2012/TT-BGDĐT 20/12/2012 Thông tư, Thông tư quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên