KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Lượt xem:
Thứ: 6, Ngày 12/ 11 /2021
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
I. ĐÓN TRẺ, THỂ DỤC SÁNG:
1. Đón trẻ: Đón trẻ, trò chuyện về một số bộ phận trên cơ thể bé, lồng ghép giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh (trẻ biết giúp đỡ bạn trong học tập). Lồng ghép phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non. Điểm danh.
2. Thể dục sáng:
a. Khởi động:
Cho trẻ tập hợp vòng tròn ở sân và cho trẻ đi các kiểu khác nhau ( đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh…)
b. Trọng động:
Hô hấp: Gà gáy
Tay: Đưa hai tay lên cao, ra trước, sang ngang kết hợp vẫy tay
Bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải+ tay chống hông.
Bật: Bật tại chỗ
II.HOẠT ĐỘNG HỌC:
LÀM QUEN VĂN HỌC
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: THƠ “ TÂM SỰ CỦA CÁI MŨI” (MT17)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và nội dung của bài thơ “ Tâm sự của cái mũi” và đọc thuộc bài thơ
– Hiểu được nội dung của bài thơ: mũi là giác quan của cơ thể, mũi để thở, để ngửi, cần phải giữ gìn vệ sinh để mũi luôn sạch sẽ.
2. Kỹ năng:
– Rèn kĩ năng nghe và cảm thụ nội dung bài thơ
– Kỹ năng đọc thơ diễn cảm
– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ thông qua việc trả lời câu hỏi của cô dễ dàng
3. Thái độ:
– Biết vâng lời cô giáo, biết đoàn kết giúp đỡ các bạn.
– Qua bài thơ trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, nhất là vệ sinh mũi để mũi luôn khỏe mạnh.(CTLGGDKNS)
II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng cho cô:
– Slide thơ: “ Tâm sự của cái mũi”
– Bài thơ bằng tranh chữ to.
2. Đồ dùng cho trẻ:
– Một số câu hỏi
– Đồ chơi cho trẻ
III. Phương pháp- biện pháp:
1. Phương pháp:
– Đọc diễn cảm
-Đàm thoại
– Luyện tập
– Xem tranh
2. Biện pháp:
– Bài hát, trò chơi.
IV. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô | Hoạt động dự kiến của trẻ |
1. Hoạt động 1: Ổn định * Giới thiệu chương trình Vần thơ yêu thương và thành phần tham dự – Chào mừng quý vị và các bé đã đến với chương trình “ Vần thơ yêu thương” – Đến với chương trình hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu có các cô giáo trong trường tới dự. Đề nghị chúng ta chào đón các cô bằng một tràng pháo tay thật lớn. – Và thành phần không thể thiếu được đó là 3 đội chơi đến từ lớp lá + Đội thứ nhất: ” Mắt ngọc” + Đội thứ hai: ” Tay ngoan” + Đội thứ ba: ” Môi xinh” – Còn Tớ là ai các bạn có biết không? Tớ xin tự giới thiệu tớ tên là mũi là người dẫn chương trình ngày hôm nay. Sau đây tớ xin thông qua nội dung của chương trình. + Phần thi thứ I: Phần thi nghe hiểu + Phần thi thứ II: Bé thi tài + Phần thi thứ III: Đồng hành cùng người dẫn chương trình + Các bạn đã sẵn sàng đến với các phần chơi của chương trình chưa? – Tớ biết các bạn lớp lá rất ngoan và học giỏi nên tớ đến đây để thăm và mang một món quà từ chương trình dành tặng cho các bạn đấy. Các bạn có thích không nào? – Các bạn thấy tớ có giỏi không nào? – Thế tớ đã giúp các bạn làm được những việc gì? Tớ có ở trên khuôn mặt của tất cả các bạn, tớ có thể làm được rất nhiều việc đấy! và tớ cũng có rất là nhiều tâm sự nữa. Thấy tớ giỏi như vậy nên chú Phạm Hổ đã làm một bài thơ viết về mình đấy đó là bài thơ Tâm sự của cái mũi. – Xin chào mừng các bạn đến với phần chơi đầu tiên “ phần nghe hiểu”. – Bây giờ xin mời các bạn hãy lắng nghe tớ đọc bài thơ nhé! 2. Hoạt động 2: Bài mới a. Nghe cô đọc thơ – Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ – Tớ vừa đọc xong bài thơ có tên là gì? – Do ai sáng tác? – Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp slide minh hoạ b. Giảng nội dung – Bài thơ tâm sự của cái mũi nói về những công dụng của chiếc mũi về những công việc hàng ngày mà chiếc mũi đã giúp đỡ chúng ta đấy! “ Hương thơm của lúa” là sự pha trộn diệu kỳ của chút gió, chút nắng, chút mưa và chút mồ hôi của người nông dân ngày ngày vất vả trên cánh đồng. Hương thơm của lúa là thành quả của những tháng ngày dày công chăm sóc và “hương ngạt ngào của hoa” là mùi hương rất thơm lan toả ra không gian rộng đấy các con. * Dạy trẻ đọc thơ: + Phần thứ II: Bé thi tài – Cô đọc cho trẻ đọc theo (2 lần) – Cho trẻ đọc nối tiếp – Cả lớp đọc cả bài, nhóm đọc. Cá nhân đọc – Cả lớp đọc lại kết hợp đọc thơ chữ to+ điệu bộ, cử chỉ – Cô sửa sai cho trẻ * Đàm thoại: + Phần thứ III: Đồng hành cùng người dẫn chương trình – Chúng mình vừa đọc bài thơ có tên là gì? Cho trẻ nhắc lại: Bài thơ Tâm sự của cái mũi – Trong bài thơ bạn mũi giúp chúng mình làm gì? Bạn nào có thể đọc câu thơ nói lên điều đó? – Trong bài thơ bạn mũi đã giúp chúng ta ngửi được những mùi hương gì nhỉ? – Ngoài ngửi hưởng thơm của lúa, hương ngạt ngào của hoa bạn mũi còn giúp chúng mình làm gì? – Vì sao chúng ta phải giữ sạch chiếc mũi? – Nếu là bạn mũi trong bài thơ con phải làm gì để giúp đỡ bạn bè và cô giáo của mình? * Giáo dục: Trên cơ thể chúng mình, ngoài mũi ra còn có nhiều bộ phận khác nữa, mỗi bộ phận đều có những chức năng, nhiệm vụ riêng và tất cả đều rất quan trọng. Vì vậy, hàng ngày các bạn phải vệ sinh các bộ phận trên cơ thể của chúng mình luôn sạch sẽ, khỏe mạnh và đặc biệt các bạn không được nhét các dị vật như hột hạt vào mũi của mình vì nó sẽ làm mũi của mình xưng và sẽ gây nguy hiểm cho chúng ta đấy! Và mỗi khi rửa mặt các bạn cũng phải nhớ rửa sạch mũi của mình nhé, các bạn nhớ chưa? (CTLGGDKNS) 3. Hoạt động 3: Vận động bài hát : “ Cái mũi” – Mở nhạc bài hát “ Cái mũi”, trẻ hát theo nhạc và vận động theo giai điệu bài hát – Cô vận động cùng trẻ và quan sát trẻ. – Cô nhận xét và tuyên dương. – * Kết thúc: Cho trẻ đọc lại bài thơ tâm sự của cái mũi và đi ra ngoài. | – Cả lớp vỗ tay hưởng ứng – Trẻ lắng nghe – Trẻ lắng nghe – Trẻ chào – Trẻ lắng nghe – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe – Trẻ nghe – Trẻ trả lời – Trẻ nghe – Trẻ nghe – Trẻ nghe – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ nghe – Trẻ nghe – Trẻ nghe& đọc cùng cô – Trẻ đọc luân phiên – Trẻ đọc – Trẻ đọc tranh chữ to – Trẻ nghe – Trả lời – Trẻ nhắc – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ nghe – Trẻ vận động – Trẻ nghe – Trẻ đọc thơ và ra ngoài |
III/ CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC:(Cô Thảo soạn)
IV/. CHƠI NGOÀI TRỜI:(Cô Thảo soạn)
V/. VỆ SINH- ĂN TRƯA
VI/. NGỦ TRƯA
VII/. ĂN PHỤ
VIII/. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
– Chơi tự do
– Nêu gương bé ngoan
IX. VỆ SINH, TRẢ TRẺ:
– Cho trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân
– Nhận xét, bình bé ngoan trong ngày, cắm hoa bé ngoan
– Trả trẻ và trao đổi với phụ huynh những thông tin về trẻ ở trường trong ngày
khi cần thiết.
* ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CUỐI NGÀY:
1.Sức khỏe:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………..……………………………………………………………………………….……..……………………………………………………………………………………………………………………….
2. Tình cảm, thái độ
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
3. Kiến thức và kỹ năng
………………………………………………………….…………………….……………………………………………………….………………………..…………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………….…………………………….……………………………………………….………………………………..……………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
***********